Hợp đồng Xây dựng là gì
Theo khoản 1 Điều 138, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì Hợp đồng Xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Điều này đồng nghĩa không phân biệt liệu Các Bên tham gia Hợp đồng Xây dựng có phải là thương nhân hay không, có vì mục đích sinh lợi hay không thì bất kỳ Hợp đồng Xây dựng nào được ký là hợp đồng dân sự mà không phải hợp đồng thương mại. Nói cách khác, việc áp dụng quy định pháp luật liên quan đến Hợp đồng Xây dựng là pháp luật xây dựng hoặc pháp luật dân sự chứ không phải pháp luật thương mại.
Điều này được khẳng định và làm rõ tại Quyết định Giám đốc thẩm số 12/2019/DS-GĐT ngày 24/09/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao nhận định rằng “Ngoài ra, Hợp đồng số 16/HĐTC/12 ngày 22/02/2012 giữa Công ty Quang Minh và Công ty Tây Nguyên liên quan đến hoạt động xây dựng, được xác lập trên cơ sở Hợp đồng thi công xây dựng số 01/HP-XD/HĐ ngày 18/8/2011 .. nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại áp dụng Luật thương mại để giải quyết vụ án là không đúng. Trong trường hợp này, cần xác định quan hệ tranh chấp liên quan đến lĩnh vực xây dựng, nên cần áp dụng pháp luật xây dựng. Trường hợp pháp luật xây dựng không quy định thì áp dụng Bộ luật dân sự để giải quyết.“.
Hợp đồng Xây dựng là Hợp đồng dân sự
Dự thảo Án lệ số 06/2024 cũng được đề xuất dựa trên Quyết định Giám đốc thẩm số 12/2019/DS-GĐT ngày 24/09/2019 nêu trên và dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian tới.
Xem thêm chi tiết dự thảo Án lệ số 6 tại đây.
Các loại Hợp đồng Xây dựng
Tùy theo các tiêu chí khác nhau, người ta có thể chia Hợp đồng Xây dựng thành các loại khác nhau. Chẳng hạn Hợp đồng Tổng thầu, Hợp đồng Thiết kế và Thi công, Hợp đồng Chìa khóa Trao tay (EPC/Turnkey), Hợp đồng Thầu phụ.
Theo quy định tại Điều 140, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì Hợp đồng Xây dựng có các loại sau đây:
Các loại Hợp đồng Xây dựng
Xem thêm chi tiết các loại Hợp đồng Xây dựng, các đặc tính cũng như cách thức áp dụng Hợp đồng Xây dựng tại đây.
Nguyên tắc ký kết Hợp đồng Xây dựng
Cũng như các Hợp đồng dân sự khác, việc ký kết Hợp đồng Xây dựng cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, bao gồm việc(*):
- Tự nguyện, bình đẳng, tự do hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Chủ Đầu tư hoặc Bên giao thầu phải bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng
- Chủ Đầu tư đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng
- Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh
- Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(*): Xem thêm tại Điều 138.2, Luật Xây dựng 2014.
Nguyên tắc thực hiện Hợp đồng Xây dựng
Cũng tương tự như khi ký kết Hợp đồng Xây dựng, pháp luật xây dựng yêu cầu Các Bên trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các nguyên tắc về việc(**):
- Thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
- Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
- Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
(**): Xem thêm tại Điều 138.3, Luật Xây dựng 2014.
Hiệu lực Hợp đồng Xây dựng
Hợp đồng Xây dựng có hiệu lực ngay khi ký hoặc theo thỏa thuận của Các Bên với điều kiện(***):
- Người ký Hợp đồng Xây dựng có thẩm quyền, có năng lực hành vi dân sự
- Việc ký kết đảm bảo các nguyên tắc được thiết lập tại Điều 138.2, Luật Xây dựng 2014, và
- Nhà thầu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật để thực hiện Công trình.
(***): Xem thêm tại Điều 139, Luật Xây dựng 2014.
Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) tại Điều 146.8 cũng đồng thời khẳng định giá trị pháp lý của Hợp đồng Xây dựng bằng việc yêu cầu các bên phải tuân thủ các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác khi giải quyết tranh chấp.
Nội dung Hợp đồng Xây dựng
Với lĩnh vực đặc thù như xây dựng, dễ hiểu vì sao nội dung của Hợp đồng Xây dựng chi tiết, phức tạp và chứa đựng nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây, CNC liệt kê 72 nội dung quan trọng nhất của một Hợp đồng Xây dựng điển hình:
- Định nghĩa và Diễn giải
- Ngôn ngữ Hợp đồng
- Ngôn ngữ trao đổi qua lại giữa Các Bên
- Luật áp dụng
- Hồ sơ Hợp đồng và thứ tự ưu tiên
- Trách nhiệm riêng và trách nhiệm chung
- Tuân thủ luật pháp
- Chủ Đầu tư bàn giao Công trường cho Nhà thầu
- Nhân lực của Chủ Đầu tư và Nhà thầu khác của Chủ Đầu tư trên Công trường
- Nghĩa vụ thu xếp tài chính của Chủ Đầu tư
- Chủ Đầu tư bàn giao Công trường cho Nhà thầu
- Những Vật tư, Trang thiết do Chủ Đầu tư cung cấp
- Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của Tư vấn (nếu có)
- Chỉ dẫn của Tư vấn
- Quyết định bởi Tư vấn
- Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà thầu
- Mở và duy trì Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng
- Đại diện của Nhà thầu
- Tài liệu của Nhà thầu
- Nghĩa vụ hợp tác của Nhà thầu
- Nghĩa vụ định vị mặt bằng, quan trắc
- Nghĩa vụ đảm bảo an toàn khi thi công
- Nghĩa vụ đảm bảo chất lượng công việc
- Quyền về đường đi, lối lại
- Nghĩa vụ hạn chế ảnh hưởng đến người xung quanh Công trường
- Nhà thầu vận chuyển Hàng hóa
- Thiết bị của Nhà thầu
- Nghĩa vụ bảo vệ môi trường của Nhà thầu
- Các tiện ích tạm phục vụ thi công
- Lập và báo cáo Tiến độ thi công
- An ninh Công trường
- Hoạt động của Nhà thầu trên Công trường
- Phát hiện Cổ vật và các điển tích văn hóa
- Vai trò, quyền hạn và trách nhiệm của Thầu phụ
- Tuyển dụng người lao động, phúc lợi, giờ làm việc
- Nhân sự chủ chốt
- Yêu cầu đối với máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc thi công
- Trình mẫu
- Kiểm tra
- Thí nghiệm
- Lỗi và sửa chữa các lỗi khi thi công
- Quyền sở hữu đối với Vật tư
- Khởi công
- Thời hạn Hoàn thành Công trình
- Chuẩn bị, trình và cập nhật Tiến độ Thi công
- Trường hợp cho phép Gia hạn Thời hạn Hoàn thành Công trình
- Thiệt hại do chậm trễ hoàn thành Công trình
- Quyền tạm ngừng Công trình của Chủ Đầu tư
- Hệ quả do việc tạm ngừng Công trình gây ra
- Tái khởi công trở lại sau khi tạm ngừng
- Thí nghiệm, kiểm tra trước khi hoàn thành Công trình
- Chủ Đầu tư tiếp nhận, bàn giao Công trình
- Nhà thầu sửa chữa, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết sau khi bàn giao Công trình
- Chi phí cho việc sửa chữa, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết sau khi bàn giao Công trình
- Đo đạc và đánh giá khối lượng Công việc đã thực hiện
- Phát sinh đối với Công việc
- Điều chỉnh Hợp đồng do luật pháp thay đổi
- Điều chỉnh Hợp đồng do chi phí thay đổi
- Giá Hợp đồng và thanh toán
- Tạm ứng
- Thanh toán hàng kỳ
- Quyết toán
- Giữ bảo lưu
- Đồng tiền thanh toán
- Chấm dứt Hợp đồng bởi Các Bên
- Nghĩa vụ trông coi Công trình của Nhà thầu
- Bất khả kháng
- Bảo hiểm Công trình Xây dựng
- Bảo hiểm nhân công
- Bảo hiểm đối với Bên thứ ba
- Khiếu nại bởi Các Bên, và
- Giải quyết Tranh chấp phát sinh
Thưởng, phạt Hợp đồng Xây dựng và bồi thường thiệt hại do vi phạm
Một trong những nội dung được Chủ Đầu tư, Nhà thầu đặc biệt quan tâm khi soạn, đàm phán và ký kết Hợp đồng Xây dựng chính là các quy định về thưởng, phạt, bồi thường thiệt hại.
Theo đó, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) tại Điều146 quy định rằng:
- Đối với việc thưởng, phạt Hợp đồng: Các Bên phải có thỏa thuận cụ thể và ghi vào Hợp đồng Xây dựng thì các quy định về thưởng, phạt Hợp đồng đó mới được áp dụng.
- Riêng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.
- Đối với các công trình sử dụng vốn khác thì không có quy định cụ thể về mức phạt. Các Bên có thể vận dụng quy định của Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) để sửa đổi, bổ sung cho trường hợp của mình.
- Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khác.
Thưởng, phạt và Bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng Xây dựng
Xem thêm phân tích chi tiết của CNC về việc áp dụng quy định về thưởng, phạt và bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng Xây dựng tại đây.
Mẫu Hợp đồng Xây dựng
Dưới đây, CNC xin giới thiệu 5 mẫu Hợp đồng Xây dựng thông dụng, mới nhất 2025 để Quý Khách hàng tham khảo và lựa chọn.
Mẫu 1: Mẫu Hợp đồng Xây dựng nhà ở
Mẫu 2: Mẫu Hợp đồng Xây dựng phần thô
Mẫu 3: Mẫu Hợp đồng Xây dựng phần hoàn thiện
Mẫu 4: Mẫu Hợp đồng Xây dựng nội thất
Mẫu 5: Mẫu Hợp đồng Xây dựng nhà xưởng.
Xem thêm Mẫu Hợp đồng Xây dựng
Với hơn 12 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, CNC tự hào tập hợp hàng trăm mẫu Hợp đồng Xây dựng khác nhau trên chuyên trang hopdongmau. Mỗi Hợp đồng là một trải nghiệm pháp lý mà CNC tích lũy được trong quá trình hỗ trợ Khách hàng trên thực tế.
Những mẫu Hợp đồng Xây dựng định dạng .doc này nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng tham khảo, cân nhắc và lựa chọn mẫu Hợp đồng Xây dựng phù hợp nhất cho mình.
Liên hệ
Liên hệ ngay với CNC nếu Khách hàng cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, đàm phán hoặc chuẩn bị bất kỳ Hợp đồng Xây dựng nào.
Các Luật sư của CNC tự hào là chuyên gia đối với các mẫu Hợp đồng Xây dựng do Bộ Xây dựng, do FIDIC, NEC ban hành. Việc thành thạo Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa giúp Luật sư tại CNC trở thành lợi thế lớn đối với Khách hàng.
Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 6276 9900 | Hotline: 0916 545 618
Email: contact@cnccounsel.com | website: https://cnccounsel.com
Facebook: https://facebook.com/cnclaw/
Linked: https://linkedin.com/company/cnccounsel