Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010

Ngày đăng: Thứ Hai, 28/11/22 Người đăng: Admin
Tien trinh Giai quyet Tranh chap theo Hop dong FIDIC Pink Book 2010

Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010

Giới thiệu chung

Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 nhận được sự quan tâm của nhiều nhà thầu, chủ đầu tư và tư vấn trong thời gian gần đây. Nhu cầu này có thể xuất phát từ đặc thù của các dự án sử dụng Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 đó là việc các ngân hàng phát triển đa phương và các định chế tài chính lớn trên toàn thế giới tham gia tài trợ một phần tài chính của dự án.

Điều đó đồng nghĩa, khi tham gia Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 thì mỗi Bên cũng cần dành sự quan tâm và thận trọng hơn so với khi giải quyết Tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện các hợp đồng xây dựng khác.

Việc tuân thủ các tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 không chỉ để đảm bảo các yêu cầu đã được thống nhất mà việc tuân thủ ấy cũng hài hòa các hướng dẫn về mua sắm, đấu thầu, quản lý hợp đồng của các nhà tài trợ.

Cấu trúc của bài viết Tiến trình Giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 bao gồm hai phần cơ bản. Ngoài việc cung cấp lưu đồ, quy trình chi tiết, xuyên suốt Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010, CNC bổ sung một số thông tin có liên quan đến thực tiễn áp dụng và giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 tại Việt Nam, đặc biệt là việc giải quyết Tranh chấp thông qua Ban Xử lý Tranh chấp.

Tien trinh chung Giai quyet Tranh chap theo Hop dong FIDIC Pink Book 2010

Sơ đồ 1 – Tiến trình chung giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010

 

Cơ sở pháp lý:

Điều 3.5 [Quyết định], Điều 20 [Khiếu nại, Tranh chấp, Trọng tài].

Tiến trình chi tiết Bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp (Bước 3)

 

Tien trinh Bo nhiem Thanh vien Ban Xu ly Tranh chap theo FIDIC Pink Book 2010

Sơ đồ 2: Tiến trình Bổ nhiệm Thành viên DB theo FIDIC Pink Book 2010

Cơ sở pháp lý:

Điều Khoản 20.2 [Bổ nhiệm Thành viên DB], Khoản 20.3 [Không Thành lập Ban xử lý Tranh chấp].

Một số lưu ý đối với

Tiến trình Bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp (Bước 3.1) 

  1. Về thời điểm bổ nhiệm Thành viên Ban xử lý Tranh chấp

Thời điểm Bổ nhiệm: Ngay sau khi Khởi công Công việc[1]. Điều này có nghĩa:

  • Ban Xử lý Tranh chấp theo quy định của Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010 là Ban Xử lý Tranh chấp “thường trực” để luôn sẵn sàng giải quyết các tranh chấp, bất đồng trong suốt quá trình thực hiện Hợp đồng; và
  • Chi phí để duy trì Ban Xử lý Tranh chấp sẽ là vấn đề cần được Các Bên quan tâm.

>>>> Xem thêm về Thành viên Ban Xử lý tranh chấp tại đây.

  1. Về cách thức bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp

Dù được thực hiện tại thời điểm nào, việc bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp có thể được thực hiện theo hai hình thức, bao gồm:

  • Thứ nhất, Các Bên cùng tham gia bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp[2], hoặc
  • Thứ hai, một hoặc Các Bên cùng yêu cầu một tổ chức cụ thể (chẳng hạn “Phòng Thương mại Quốc tế – “International Chamber of Commerce”, ICC) để bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp[3].

Ở cách thứ nhất, Các Bên có thể tự mình hoặc thông qua hỗ trợ của dịch vụ hỗ trợ của bên thứ ba trong việc giới thiệu và kiểm tra ứng viên, kiểm tra xung đột lợi ích và các dịch vụ tư vấn khác.

Ở cách thứ hai, bất kỳ tổ chức nào có quyền bổ nhiệm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp cũng cần phải tham vấn với Các Bên trước khi bổ nhiệm[4].

  1. Bất cập của Ban Xử lý Tran chấp theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ nhất, Ban Xử lý Tranh chấp chưa được luật hóa tại Việt Nam.

Ngoại trừ Điều 45.2, Nghị định 37/2015/NĐ-CP đề cập cụm từ “quy ước” Ban xử lý Tranh chấp nhưng để chỉ Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Hòa giải thì Luật Việt Nam không có quy định nào khác về Ban xử lý Tranh chấp.

Điều đó có nghĩa:

  • Ban Xử lý Tranh chấp chưa thực sự được ghi nhận và thừa nhận trong pháp luật Việt Nam.
  • Tiêu chuẩn làm Thành viên Ban Xử lý Tranh chấp, Điều khoản thỏa thuận Ban Xử lý Tranh chấp, Quy tắc áp dụng trong quá trình giải quyết Tranh chấp, Phí v.v. để Bổ nhiệm và hoạt động Ban Xử lý Tranh chấp vẫn còn thực hiện theo thực tiễn hoặc vận dụng kinh nghiệm của thế giới.
  • Quyết định (nếu có) của Ban Xử lý Tranh chấp có phải là một phán quyết hay không và có phải là cơ sở để thực thi, thi hành (công nhận và/hoặc cho thi hành) tại Việt Nam hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
  1. Bất cập của Ban Xử lý Tran chấp khi được cơ quan nước ngoài thành lập/bổ nhiệm

Như đã nêu rõ trong Sơ đồ 1 (Bước 4), Quyết định của Ban Xử lý Tranh chấp là không chung thẩm. Bất kỳ bên nào cũng có quyền để (i) gửi Thông báo Bất đồng/Không hài lòng cho Bên kia về Quyết định của Ban Xử lý Tranh chấp; (ii) hoặc nếu không gửi, thì Quyết định đó của Ban Xử lý Tranh chấp cũng không phải là chung thẩm, và mỗi Bên đều có thể đưa Tranh chấp ra Trọng tài để giải quyết.

Do vậy, việc thiết lập Ban Xử lý Tranh chấp thông qua một cơ quan nước ngoài (chẳng hạn ICC) cũng sẽ gặp phải nhiều vấn đề phát sinh, bao gồm cả việc công nhận và buộc thành lập Ban Xử lý Tranh chấp.

Tương tự, bất kể khi nào Hội đồng Trọng tài yêu cầu một trong số các bên thực hiện theo yêu cầu nêu trong Quyết định của Ban Xử lý Tranh chấp thì khả năng Quyết định/Yêu cầu đó của Hội đồng Trọng tài cũng không thể thực thi cho đến khi phán quyết cuối cùng của Hội đồng Trọng tài được ban hành.

  1. Vấn đề của Hòa giải Thương mại tại Việt Nam

Hòa giải Thương mại tại Việt Nam có lợi thế hơn cơ chế giải quyết Tranh chấp thông qua Ban xử lý Tranh chấp ở chính Nghị định 22/2017.

Theo đó, kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với Các Bên theo quy định của pháp luật dân sự[5].

Tuy nhiên, phương thức Hòa giải để giải quyết Tranh chấp là dựa trên tinh thần tự nguyện[6]. Do vậy:

  • Khi bất kỳ bên nào không đồng thuận với việc giải quyết Tranh chấp thông qua Hòa giải thì Hòa giải Thương mại không được áp dụng.
  • Bất kỳ Bên nào, hoặc Hòa giải viên cũng đều có thể chấm dứt thủ tục Hòa giải theo Điều 17, Nghị định 22/2017/NĐ-CP tại bất kỳ thời điểm nào.

Nói cách khác, tại Việt Nam hiện nay, khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng xây dựng, chỉ có Hòa giải Thương mại là có cơ sở để thực hiện.

 >>>> Xem thêm 7 Phương thức giải quyết Tranh chấp Hợp đồng tại đây.

Liên hệ

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần CNC hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:             28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức,

Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:        (84) 28-6276 9900

Hot line:            (84) 916-545-618

Email:               contact@cnccounsel.com

Website:           cnccounsel

 

Phụ trách:

Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành

Điện thoại: (84) 916 545 618

Email: hung.le@cnccounsel.com

 

Hoặc

 

Trợ lý Luật sư Kiều Nữ Mỹ Hảo

Điện thoại: (84) 028 6276 9900

Email: hao.kieu@cnccounsel.com

 

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

[1] Khoản 20.2 [Bổ nhiệm Thành viên DB], Phần A [Dữ liệu Hợp đồng].

[2] Xem Khoản 20.2 [Bổ nhiệm Thành viên DB], đoạn 3, Điều kiện chung Hợp đồng.

[3] Xem Khoản 20.3 [Không Thành lập Ban xử lý Tranh chấp], đoạn 2/cuối, Điều kiện chung Hợp đồng.

[4] Xem Khoản 20.3 [Không Thành lập Ban xử lý Tranh chấp], đoạn 2/cuối, Điều kiện chung Hợp đồng.

[5] Xem Điều 15.2 [Kết quả Hòa giải thành], Điều 16 [Công nhận kết quả Hòa giải thành], Nghị định 22/2017/NĐ-CP.

[6] Xem Điều 4 [Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại], Điều 6 [Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại],

Content Protection by DMCA.com

2 thoughts on “Tiến trình giải quyết Tranh chấp theo Hợp đồng FIDIC Pink Book 2010

  1. Pingback: Ban Xử lý Tranh chấp – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

  2. Pingback: [WORKSHOP 04] Quản lý tiến độ trong Hợp đồng Xây dựng – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.