Hòa giải thương mại để thu hồi nợ

Ngày đăng: Thứ Sáu, 11/10/19 Người đăng: Admin

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp việc bị đối tác chậm thanh toán, chây ỳ không trả nợ luôn là nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên cạnh việc gia tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng thị trường thì công tác thu hồi nợ cũng làm đau đầu các nhà quản trị doanh nghiệp. Một khi công tác thu hồi nợ được diễn ra tốt đẹp, đạt được hiệu quả thì sẽ góp phần đảm bảo sức khỏe tài chính cho doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào tính chất của khoản nợ và đối tượng nợ mà doanh nghiệp có thể tiến hành các phương thức khác nhau để thu hồi nợ. Ngoài các phương thức thu hồi nợ truyền thống như khởi kiện tại tòa án, trọng tài thương mại thì hòa giải thương mại rất đáng để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn. Dù mới bắt đầu được phổ biến vài năm trở lại đây nhưng hòa giải thương mại được đánh giá có nhiều ưu điểm, phù hợp với doanh nghiệp.

Vậy pháp luật quy định thế nào về hòa giải thương mại và ưu thế khi sử dụng hòa giải thương mại để thu hồi nợ sẽ là nội dung của bài viết dưới đây.

Khái niệm hòa giải thương mại

Tại Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định: Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.

Theo quy định nêu trên thì hòa giải thương mại có các đặc trưng như sau:

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại thì hòa giải thương mại chỉ được giải quyết cho các loại tranh chấp sau đây:

(i) Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.

(ii) Tranh chấp giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.

(iii) Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Các tranh chấp được giải quyết bằng hòa giải thương mại

Theo đó không phải bất kỳ tranh chấp nào cũng được giải quyết thông qua hòa giải thương mại. Dẫn chiếu quy định này sang việc giải quyết thu hồi nợ thì chỉ áp dụng được hòa giải thương mại đối với các khoản nợ phát sinh từ hoạt động thương mại. Tức là, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ,… mà nhằm mục đích sinh lời của doanh nghiệp.

Đối với các khoản nợ mang tính dân sự của doanh nghiệp thì không áp dụng giải quyết bằng phương thức hòa giải thương mại được.

Thỏa thuận hòa giải

Để tranh chấp được giải quyết bằng phương thức hòa giải thương mại thì các bên phải có thỏa thuận hòa giải.

Theo Điều 3 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại quy định thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng phương thức hòa giải.

Các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.

Nguyên tắc của hòa giải thương mại

Khi giải quyết một tranh chấp bằng phương thức hòa giải thương mại thì theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Nghị định số 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại có nêu ra 02 hình thức giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại sau:

(i) Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.

(ii) Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên.

Trong thức tế thì phần nhiều là sử dụng hình thức hỏa giải thương mại tại một tổ chức hòa giải thương mại bởi tính chuyển nghiệp và trình tự thủ tục giải quyết đã được quy tắc hóa, thuận tiện cho các bên áp dụng.

Kết quả khi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Một tranh chấp khi được các bên sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết thì sẽ dẫn đến 02 kết quả sau đây:

Các bên không đạt được thỏa thuận hòa giải thành để giải quyết tranh chấp. Khi đó, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng các phương thức khác như giải quyết tại tòa án, trọng tài thương mại.

Các bên đạt được thỏa thuận hòa giải thành để giải quyết tranh chấp. Việc đạt được thỏa thuận hòa giải thành sẽ được lập thành văn bản và kết quả hòa giải thành có hiệu lực thi hành đối với các bên theo quy định của pháp luật dân sự.

Do việc hòa giải thành phần nhiều dựa trên thiện chí hợp tác, sự tự nguyện và đồng thuận của các bên nên việc thi hành kết quả hòa giải thành cũng dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác của mỗi bên.

Trường hợp, bên có nghĩa vụ không hợp tác, thiếu thiện chí thi hành các nội dung đã hòa giải thành thì bên còn lại có thế tiến hành thủ tục yêu cầu tòa án công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để có cơ sở cưỡng chế thi hành thỏa thuận hòa giải thành đó.

Ưu thế khi sử dụng hòa giải thương mại để thu hồi nợ

Giữ được mối quan hệ giữa các bên: khi chủ nợ và con nợ lựa chọn phương thức hòa giải thương mại để giải quyết khoản nợ chính là lựa chọn phương thức giải quyết mà ở đó tinh thần hợp tác, tự nguyện thỏa thuận và tính xây dựng của cả chủ nợ và con nợ được thể hiện. Do đó, trong quá trình giải quyết khoản nợ đảm bảo việc duy trì mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ.

Giải quyết nhanh chóng: do trình tự, thủ tục hòa giải mang tính linh động, chủ nợ và con nợ có thể chủ động lựa chọn hoặc tự thỏa thuận trên có cơ sở tinh thần hợp tác của hai bên. Vì vậy, việc giải quyết khoản nợ có điều kiện diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cho hai bên.

Riêng tư và bảo mật: toàn bộ quá trình giải quyết khoản nợ bằng phương thức hòa giải thương mại được bảo mật thông tin, kết quả hòa giải thành của chủ nợ và con nợ không bị công khai. Do đó, cả chủ nợ và con nợ sẽ tránh được những ảnh hưởng tiêu cực khi thông tin không được bảo mật.

Công lý do các bên tự quyết định: do phương thức giải quyết này chủ nợ và con nợ có vai trò là trung tâm, hai bên chủ động thỏa thuận để giải quyết khoản nợ, kết quả giải quyết cũng do hai bên quyết định.

Chi phí thấp: so với phương thức giải quyết tại tòa án và trọng tài thương mại thì hòa giải thương mại không phải tuân thủ một trình tự thủ tục phức tạp, có thể phải diễn ra tại nhiều cấp, do đó sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả chủ nợ và con nợ.

Ưu thế khi thu hồi nợ bằng phương thức hòa giả thương mại

Hỗ trợ thêm:

Công ty luật TNHH CNC Việt Nam là một trong những công ty luật có nhiều năm tham gia, hỗ trợ doanh nghiệp tại địa bàn các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… trong việc giải quyết tranh chấp và thu hồi nợ.

Với bề dày kinh nghiêm của mình, chúng tôi sẵn sàng được đồng hành, hỗ trợ quý khách hàng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:

Địa chỉ: The Sun Avenue, 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Số điện thoại: (84) 28-6276 9900.

Email: contact@cnccounsel.com | Website: https://cnccounsel.com