Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

Ngày đăng: Thứ Năm, 15/12/22 Người đăng: Vo Tinh

Trong quá trình kinh doanh, tham gia quan hệ kinh tế thì vấn đề xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn trong quá trình hợp tác là điều không thể nào tránh khỏi. Vì vậy, các bên đều mong muốn có một ban xử lý tranh chấp tốt nhất để có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Bài viết sau đây CNC sẽ cung cấp cho bạn đọc một số hiểu biết về ban xử lý tranh chấp. 

Ban xử lý tranh chấp là gì? 

Ban xử lý tranh chấp là một phương thức giải quyết tranh chấp đặc thù và phát huy hiệu quả tốt trong lĩnh vực xây dựng – thực hiện nhiệm vụ rà soát, phát hiện để xử lý các mâu thuẫn, phòng ngừa các mâu thuẫn phát sinh thành tranh chấp và giải quyết các tranh chấp phát sinh ngay trong chính quá trình thực hiện hợp đồng. 

Thực tế việc sử dụng Ban xử lý tranh chấp (DB) còn chưa thực sự phổ biến do pháp luật Việt Nam chưa có khung pháp lý rõ ràng cho vấn đề này. Bởi các bên trong hợp đồng chưa hiểu rõ vai trò của Ban xử lý tranh chấp, hoặc nghi ngờ tính pháp lý của quyết định từ Ban xử lý tranh chấp và bỏ qua việc thành lập cơ chế giải quyết tranh chấp này. Hoặc có mong muốn nhưng không thành lập được Ban xử lý tranh chấp do bên còn lại không hợp tác. 

Đồng thời, việc tìm kiếm thành viên của Ban xử lý tranh chấp mất khá nhiều thời gian và gặp nhiều khó khăn. Bởi thành viên của ban xử lý tranh chấp phải là những người đã có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Cũng như hiện nay, chưa có quy tắc cụ thể cũng như cách thức hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

Mục tiêu của Ban xử lý tranh chấp hợp đồng xây dựng 

Đối với các hợp đồng xây dựng có giá trị lớn và thời gian thực hiện hợp đồng kéo dài, điều cần thiết để hai bên có thể giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài tiếp tục hoàn thành dự án, kể cả trong trường hợp có xung đột, hay tranh chấp xảy ra. Do đó, khi xảy ra xung đột, điều quan trọng là cần đưa ra một giải pháp làm hài lòng các bên để có thể đi tới thỏa thuận.

Chức năng của Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng 

Nhiệm vụ đầu tiên là thực hiện nhiệm vụ rà soát, phát hiện để xử lý các mâu thuẫn và phân xử các tranh chấp. Đặc điểm này rất phù hợp với mục tiêu của phương thức hòa giải nhằm, đưa ra giải pháp làm hài lòng cả hai bên, từ đó giúp giữ mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Có thể nói, cơ chế của Ban xử lý tranh chấp bao gồm cả thuộc tính phòng ngừa tranh chấp và giải quyết tranh chấp. Chức năng phòng ngừa tranh chấp mới xuất hiện chính thức từ Hợp đồng FIDIC 2017 thể hiện ở khả năng hỗ trợ hoặc tham gia thảo luận không chính thức về bất kỳ mâu thuẫn, xung đột nào phát sinh giữa các bên trong suốt thời gian của dự án. Các thành viên ban xử lý tranh chấp  thường trực theo sát tiến độ của dự án và luôn sẵn sàng cung cấp các khuyến nghị khi các bên đều có yêu cầu chung. 

Hoạt động của Ban xử lý tranh chấp

Có ít nhất ba phương pháp thành lập ban xử lý tranh chấp. Đó bao gồm: 

Hòa giải

Cách thức hiệu quả nhất được khuyến nghị là thành lập DB thông qua sự lựa chọn chung của các bên: gặp gỡ và thảo luận về hồ sơ trình độ của các ứng viên ban xử lý tranh chấp, sau đó các bên cùng nhau chọn ra hai thành viên ban xử lý tranh chấp từ nhóm đề cử DB đang được xem xét. Các bên cũng có thể chọn chủ tịch ban xử lý tranh chấp.

Tuy nhiên, thông thường, trách nhiệm đó được giao cho chính hai thành viên của Ban xử lý tranh chấp đã được chọn

Đề cử của một bên và được bên còn lại chấp thuận

Phương pháp thành lập tiếp theo đó chính là đề cử trung lập được trao quyền

DB giải quyết các bất đồng và mâu thuẫn bằng cách thực hiện những khảo sát thường xuyên và tổ chức cuộc họp định kỳ với các bên; cung cấp các lời khuyên để giải quyết vấn đề của các bên khi được yêu cầu; tổ chức các phiên họp để lắng nghe vấn đề của các bên; đưa ra lời khuyên và các giải pháp đối với tranh chấp cho các bên. 

Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

Đề cử trung lập được trao quyền. 

Phương pháp thành lập tiếp theo đó chính là đề xử trung lập được trao quyền

DB giải quyết các bất đồng và mâu thuẫn bằng cách có những khảo sát thường xuyên và cuộc họp định kỳ với các bên; cung cấp các lời khuyên cho vấn đề của các bên khi được yêu cầu; tổ chức các phiên họp để lắng nghe vấn đề của các bên; đưa ra lời khuyên và các quyết định đối với tranh chấp cho các bên. 

Thông thường, thù lao của ban xử lý tranh chấp được tính theo tháng, theo ngày, theo giờ và được hoàn trả các chi phí đi lại và chi phí khác phục vụ cho công việc của DB.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin trong Ban xử lý tranh chấp trong hợp đồng xây dựng  mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              contact@cnccounsel.com

Website:

Content Protection by DMCA.com