SIAC – Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore là một tổ chức giải quyết tranh chấp trung lập, hiệu quả và đáng tin cậy hàng đầu tại Châu Á và được thành lập năm 1991. Danh sách trọng tài của SIAC gồm 216 trọng tài viên, luật sư quốc tế có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Và trong số đó, có 1 trọng tài viên mang quốc tịch Việt Nam đó là Luật sư Đặng Xuân Hợp. Để hiểu rõ hơn về việc giải quyết tranh chấp tại SIAC cùng CNC COUNSEL tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Cơ cấu tổ chức của SIAC
Về cơ cấu tổ chức, SIAC có một Chánh Tòa, các Phó Chánh Tòa, Tổng Thư Ký và các Phó Tổng Thư Ký.
Quy Tắc SIAC có quy định rõ ràng hơn về vị trí của Chánh Tòa và Tổng Thư Ký trong quá trình diễn ra tố tụng. Mặc dù vậy, vẫn còn một số quy định chỉ ghi chung chung mà không chỉ rõ cụ thể cá nhân, chức vụ nào sẽ đưa ra quyết định.
Thông báo, tính thời hạn
Các bên sẽ nộp cho Tổng Thư Ký một bản sao thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị.
Thông báo, văn thư giao dịch hoặc đề nghị được coi là đã nhận vào ngày giao theo Điều 2.1 Quy Tắc SIAC 2016 (Ngày Nhận).
Thời hạn sẽ được tính từ ngày tiếp theo của Ngày Nhận và, nếu Tổng Thư Ký hoặc HĐTT không có quyết định khác, được tính theo Thời gian Tiêu Chuẩn Singapore (GMT +8).
Trừ khi được quy định tại bộ quy tắc này, Tổng thư ký có thể kéo dài hoặc rút ngắn các thời hạn được quy định trong bộ quy tắc này tại bất kỳ một thời điểm nào.
Quy trình giải quyết tranh chấp tại SIAC
Giải quyết tranh chấp tại SIAC bắt đầu bằng việc Nguyên Đơn nộp Thông Báo Trọng Tài cho Tổng Thư Ký. Thông Báo Trọng Tài bao gồm một bản sao của thỏa thuận trọng tài và tài liệu khác. Thông Báo Trọng Tài có thể bao gồm Đơn Khởi Kiện.
Nội dung của Thông Báo Trọng Tài gồm có:
- Yêu cầu giải quyết bằng trọng tài;
- Tên, các địa chỉ, các số điện thoại, các số fax và các địa chỉ thư điện tử, nếu biết, của các bên tham gia tố tụng trọng tài và những người đại diện của các bên, nếu có;
- Dẫn chiếu tới và bản sao của thỏa thuận trọng tài;
- Dẫn chiếu tới và bản sao của hợp đồng hoặc văn kiện khác có phát sinh vụ tranh chấp hoặc có liên quan tới vụ tranh chấp;
- Tóm tắt nội dung vụ việc và tình tiết của vụ việc, nêu rõ yêu cầu biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có), và xác định sơ bộ số tiền khiếu nại (nếu có thể);
- Bản trình bày về phạm vi các vấn đề đưa ra xét xử tại trọng tài;
- Số lượng trọng tài viên (nếu không được quy định trong thỏa thuận trọng tài);
- Vấn đề đề cử trọng tài viên;
- Ý kiến về luật áp dụng;
- Ý kiến về ngôn ngữ;
- Thanh toán phí nộp đơn kiện.
- Đơn Khởi Kiện (nếu phù hợp).
Nếu Nguyên Đơn không nộp Đơn Khởi Kiện đính kèm Thông Báo Trọng Tài, thì Nguyên Đơn phải nộp Đơn Khởi Kiện trong một khoảng thời gian được HĐTT xác định. Như vậy, theo thủ tục của giải quyết tranh chấp tại SIAC thì Nguyên Đơn có thể nộp Đơn Khởi Kiện sau khi đã xác định được HĐTT và các vấn đề thủ tục bắt đầu tố tụng trọng tài khác.
Đồng thời với việc nộp Thông Báo Trọng Tài cho Tổng Thư Ký, Nguyên Đơn phải gửi cho Bị Đơn Thông Báo Trọng Tài, và thông báo cho Tổng Thư Ký về việc đã gửi, nêu cụ thể phương thức gửi và ngày gửi.
SIAC sẽ thông báo cho các bên về việc bắt đầu tố tụng trọng tài.
Thời gian giải quyết tranh chấp tại SIAC
Trong vòng 14 ngày kể từ khi nhận được Thông Báo Trọng Tài, Bị Đơn sẽ nộp Bản Trả Lời cho Tổng Thư Ký. Bản Trả Lời bao gồm các nội dung chính sau:
- Xác nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ khiếu nại, bảo gồm cả vấn đề về quyền tài phán của HĐTT;
- Nêu tóm tắt về việc kiện ngược lại, và biện pháp khẩn cấp tạm thời, và sơ bộ số tiền kiện ngược lại (nếu có);
- Ý kiến về các nội dung trong Thông Báo Trọng Tài;
- Vấn đề đề cử trọng tài viên;
- Nộp phí kiện lại (nếu có)
Thẩm quyền của HĐTT
Ngoài các nội dung đã nêu tại bảng so sánh này, HĐTT có thẩm quyền sau:
- Xác định việc chấp nhận, tính liên quan, trọng lượng của bằng chứng hoặc phương thức hỏi người làm chứng;
- Xác định việc chấp nhận, tính liên quan, trọng lượng của bằng chứng hoặc phương thức hỏi chuyên gia;
- HĐTT có các quyền bổ sung được liệt kê cụ thể tại Điều 27 Quy Tắc SIAC.
Phán quyết của Hội đồng trọng tài
Trước khi phán quyết được đưa ra, HĐTT có thể mở lại thủ tục tố tụng. HĐTT gửi dự thảo phán quyết cho SIAC muộn nhất 45 ngày sau ngày HĐTT tuyên bố chấm dứt thủ tục tố tụng.
SIAC có thể đề xuất sửa đổi hình thức của phán quyết và cũng có thể lưu ý HĐTT về các điểm trong nội dung mà không làm ảnh hướng tới quyền tự do của HĐTT trong việc quyết định tranh chấp. HĐTT sẽ không ra bất kỳ phán quyết nào cho tới khi SIAC đã chấp nhận hình thức phán quyết.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin về việc Giải quyết tranh chấp tại SIAC mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84) 28-6276 9900
Hot line: (84) 916-545-618
Email: contact@cnccounsel.com
Website: https://cnccounsel.com