5 Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC
1. Giới thiệu về tranh chấp hợp đồng FIDIC
Hiện nay, tranh chấp Hợp đồng FIDIC là không thể tránh khỏi do những bất đồng giữa các bên về tiến độ, chi phí, chất lượng công trình và các vấn đề pháp lý liên quan.
Theo một khảo sát của Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) thì 8 nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp Hợp đồng FIDIC gia tăng trong thời gian qua bao gồm:
- Khác biệt về ngôn ngữ (tiếng Việt vs tiếng Anh)
- Khả năng vận dụng Hợp đồng FIDIC khác nhau giữa Các Bên
- Khả năng và Kinh nghiệm quản lý Hợp đồng FIDIC của Tư vấn
- Khác biệt với quy định của pháp luật Việt Nam
- Khác biệt về văn hóa và cách tiếp cận các bất đồng giữa Các Bên trong quá trình thực hiện Hợp đồng FIDIC
- Không hiểu rõ về cơ chế vận hành của Hợp đồng FIDIC, đặc biệt là ấn bản Hợp đồng FIDIC 2017.
- Kinh nghiệm soạn Hợp đồng FIDIC còn hạn chế, dập khuôn
- Phân bổ rủi ro không theo khuyến cáo của FIDIC, thường đẩy rủi ro cho Nhà thầu vượt quá mức giới hạn.

8 nguyên dân chính dẫn tới tranh chấp Hợp đồng FIDIC
2. Các tranh chấp Hợp đồng FIDIC điển hình
Trong quá trình thực hiện hợp đồng FIDIC, các tranh chấp thường gặp có thể chia thành các loại chính sau:
📌 Tranh chấp về phạm vi công việc – Liên quan đến sự khác biệt trong cách hiểu về phạm vi công việc giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu.
📌 Tranh chấp về thay đổi và điều chỉnh hợp đồng (Variations & Adjustments) – Phát sinh khi có thay đổi thiết kế, biện pháp thi công, hoặc khối lượng công việc mà các bên không đồng thuận về chi phí và thời gian kéo dài.
📌 Tranh chấp về thanh toán – Bao gồm chậm thanh toán, từ chối thanh toán, hoặc bất đồng về giá trị công việc đã thực hiện.
📌 Tranh chấp về chậm tiến độ và gia hạn thời gian hoàn thành (EOT – Extension of Time) – Liên quan đến việc xác định nguyên nhân chậm trễ và trách nhiệm của các bên.
📌 Tranh chấp về bồi thường chi phí phát sinh (Claims for Additional Costs) – Nhà thầu yêu cầu bồi thường chi phí phát sinh do điều kiện bất lợi, chậm bàn giao mặt bằng, hoặc thay đổi pháp luật.
📌 Tranh chấp về chất lượng công trình – Liên quan đến việc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, sai sót trong thi công hoặc thiết kế.
📌 Tranh chấp về chấm dứt hợp đồng – Xảy ra khi một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng và có tranh cãi về tính hợp pháp của việc chấm dứt.
📌 Tranh chấp về bảo lãnh và bảo hành – Bao gồm việc không thực hiện nghĩa vụ bảo hành, không trả bảo lãnh tạm ứng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng đúng thời hạn.

8 loại tranh chấp hợp đồng FIDIC chủ yếu
Tất nhiên, là một trong những mẫu Hợp đồng Xây dựng phổ biến, Hợp đồng FIDIC cũng phát sinh các tranh chấp tương tự như các hợp đồng xây dựng nói chung.
>> Xem thêm 15 Tranh chấp Hợp đồng Xây dựng tại đây.
3. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC
Không ai mong muốn tranh chấp xảy ra, nhưng trên thực tế, tranh chấp Hợp đồng FIDIC vẫn thường xuyên diễn ra. Vậy làm thế nào để hạn chế và giải quyết hiệu quả những tranh chấp này? Đây cũng là câu hỏi mà CNC thường xuyên tư vấn cho Khách hàng của mình.
Dưới đây, chúng tôi đúc kết 5 kinh nghiệm hữu ích để Quý Khách hàng tham khảo và chuẩn bị tốt hơn. Cụ thể:

5 kinh nghiệm hữu ích giải quyết tranh chấp hợp đồng FIDIC
Thứ nhất, tuân thủ triệt để cơ chế giải quyết tranh chấp được nêu trong Hợp đồng FIDIC
Thông thường, Hợp đồng FIDIC cho phép Các Bên giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng theo 3 cơ chế cơ bản. Bao gồm:
a) Thương lượng giữa các bên
- Các bên liên quan nên thử giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, đàm phán trước khi hướng đến các biện pháp giải quyết tranh chấp tranh chấp khác.
b) Ban Xử lý tranh chấp (DAB – Dispute Adjudication Board)
- DAB là bộ phận trung gian được lựa chọn trước trong hợp đồng hoặc được lập ra khi tranh chấp xảy ra.
- DAB sẽ ra quyết định dựa trên các tài liệu và bằng chứng do các bên cung cấp.
c) Trọng tài quốc tế hoặc Tòa án
- Nếu quyết định của DAB không được chấp nhận, các bên có thể chọn trọng tài quốc tế hoặc tòa án quốc gia để giải quyết.
- Hình thức giải quyết này thường tốn kém thời gian và chi phí.
Thứ hai, luôn ghi nhớ rằng không ai giành chiến thắng khi phát sinh tranh chấp Hợp đồng FIDIC
Kinh nghiệm của CNC chỉ ra rằng ranh giới giữa thắng và thua trong giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC vô cùng mong manh. Vì vậy, thay vì coi tranh chấp là một động lực, hãy xem việc giải quyết tranh chấp là cách để khôi phục vị thế ban đầu của các bên trước khi tranh chấp xảy ra.
Khi các bên xem tranh chấp là động lực để hành động, họ vô tình tạo ra thêm nhiều tranh chấp khác, khiến quá trình thực hiện hợp đồng đi chệch khỏi mục đích ban đầu – đó là mang lại lợi ích thực sự cho tất cả các bên.
Đây là điều mà CNC thực sự thấm thía sau khi nghe một lãnh đạo doanh nghiệp chia sẻ: “Anh không cần CNC bảo vệ hay giành phần thắng tuyệt đối cho anh. Điều anh cần là một con đường để các bên có thể tiếp tục, hoàn thành dự án, có tiền, rồi cùng nhau hưởng lợi.
Thứ ba, cách tốt nhất để hạn chế tranh chấp là hiểu Hợp đồng FIDIC mà mình tham gia
Rõ ràng, chỉ có am hiểu về Hợp đồng FIDIC mà mình tham gia thì mới giúp Các Bên hạn chế các tranh chấp Hợp đồng FIDIC phát sinh. Nhưng “nói sẽ dễ hơn làm” vì thực tế là không phải ai cũng có thể am hiểu được các quy định khác nhau của các Hợp đồng FIDIC khác nhau.
Do đó, cách tốt nhất là tìm đến những chuyên gia hàng đầu về Hợp đồng FIDIC để tư vấn và hỗ trợ. CNC tự hào là một trong số ít hãng luật có kinh nghiệm sâu sắc về Hợp đồng FIDIC, được thừa nhận rộng rãi trong lĩnh vực này.
Chúng tôi giúp Khách hàng nhận diện rủi ro ngay từ đầu bằng cách trả lời câu hỏi: Với một dự án cụ thể, Hợp đồng FIDIC có thực sự là lựa chọn tối ưu, hay còn giải pháp nào phù hợp hơn?
Với CNC, Hợp đồng FIDIC không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Điều quan trọng nhất không phải là hợp đồng nào, mà là sự phù hợp. Khi hợp đồng được thiết kế phù hợp với nhận thức, văn hóa và cách vận hành của doanh nghiệp, việc thực hiện sẽ suôn sẻ hơn, hạn chế tranh chấp và rủi ro.
Thứ tư, giải quyết sớm bớt đau khổ
Tranh chấp trong Hợp đồng FIDIC có xu hướng leo thang và trở nên căng thẳng hơn sau mỗi cơ chế giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, mỗi lần tranh chấp kéo dài, các bên sẽ mất đi cơ hội để hàn gắn. Ngược lại, càng trì hoãn, quá trình giải quyết tranh chấp càng tốn kém thời gian và công sức của tất cả các bên.
Vì vậy, lời khuyên của CNC dành cho tất cả các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp Hợp đồng có thể gói gọn trong 6 chữ: Giải quyết sớm, bớt đau khổ.
Với kim chỉ nam này, khách hàng sẽ nhận thấy rằng phương án giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC thông qua đàm phán, thương lượng và thấu hiểu lẫn nhau chính là chìa khóa tốt nhất để hoàn thành dự án.
Tuy nhiên, đừng hiểu lầm rằng kinh nghiệm này chỉ áp dụng cho giai đoạn thương lượng và đàm phán. Thực tế, CNC nhận thấy rằng nếu tranh chấp không có hướng giải quyết hoặc đối tác thiếu thiện chí hợp tác, thì việc khởi kiện hoặc áp dụng các biện pháp pháp lý mạnh mẽ khác là điều cần thiết.
Thứ năm, lưu giữ hồ sơ, hồ sơ và hồ sơ cẩn thận
Trong quá trình thực hiện Hợp đồng FIDIC nói chung, đặc biệt là trong việc quản lý tranh chấp, việc lưu giữ hồ sơ và tài liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Lưu giữ hồ sơ không chỉ giúp bạn có các chứng cứ rõ ràng và thuyết phục để cung cấp cho bên đối tác khi tham gia giải quyết tranh chấp, mà còn rất hữu ích nếu tranh chấp phải trải qua một quá trình dài, chẳng hạn như qua Trọng tài hoặc Tòa án.
Ý nghĩa quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ một cách cẩn thận là: dù mỗi người có thể đi qua, nhưng những hồ sơ bạn giữ lại sẽ là chứng cứ cần thiết để người kế tiếp hiểu bạn đang ở đâu, bạn cần gì và có thể làm gì.
Do vậy, hãy dành nhiều thời gian, công sức để lưu giữ hồ sơ. Chỉ có lưu giữ hồ sơ cẩn thận, bạn mới có thể giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC một cách hiệu quả.
Lorem ipsum dolor sit amet, consectetuer adipiscing elit, sed diam nonummy nibh euismod tincidunt ut laoreet dolore magna aliquam erat volutpat.
5 loại tranh chấp Hợp đồng FIDIC trên thực tế
Dưới đây, CNC liệt kê 15 tình huống điển tranh chấp hợp đồng FIDIC điển hình để Khách hàng có thêm thông tin tham khảo. Cụ thể:
Không hiếm tranh chấp Hợp đồng FIDIC xảy ra chỉ vì những người tham gia soạn, đàm phán Hợp đồng không hiểu gì về Hợp đồng FIDIC mà họ đang dự định ký.
Rất nhiều trường hợp, Các Bên chỉ quy định trong Điều kiện riêng (hay còn gọi là Điều kiện cụ thể, Điều kiện đặc biệt) như sau:

Tranh chấp Hợp đồng FIDIC xảy ra khi Các Bên không nêu rõ mẫu Hợp đồng FIDIC áp dụng
Câu hỏi đặt ra là trong số rất nhiều mẫu Hợp đồng mà FIDIC ấn hành thì đâu là loại Hợp đồng FIDIC mà họ đang hướng tới?
Trong ví dụ nêu trên, mặc dù có thể xác định rằng Các Bên đang sử dụng mẫu Hợp đồng FIDIC dành cho việc thi công xây dựng, tuy nhiên cũng chưa có cơ sở để khẳng định liệu Các Bên đang áp dụng mẫu Hợp đồng FIDIC cụ thể nào.
Bởi vậy, cách tốt nhất và đúng đắn nhất để tránh các tranh chấp Hợp đồng FIDIC hoặc để giải quyết tranh chấp Hợp đồng FIDIC phát sinh chính là việc xác định cụ thể mẫu Hợp đồng FIDIC được lựa chọn và áp dụng.
Một nguyên nhân dẫn tới số lượng tranh chấp Hợp đồng FIDIC tăng cao chính là thói quen sử dụng mẫu Hợp đồng FIDIC trôi nổi trên mạng mà không kiểm tra kỹ lưỡng.
Một ví dụ điển hình là cụm từ “Value Engineering” nêu tại Khoản 13.2 Hợp đồng FIDIC Sách Đỏ 1999 thường được dịch là “Kỹ thuật định giá trị”, “Tư vấn giá trị”, “Kỹ thuật giá trị”, “Kỹ nghệ giá trị”, “Kỹ thuật phân tích giá trị” hay “Công trình giá trị”.

Rất tiếc, tất cả những cách dịch nghĩa nêu trên đã làm phá hỏng đi ý nghĩa thật sự của Khoản 13.2 với ý nghĩa là Tối ưu hóa thiết kế và Chi phí. Thậm chí với ngữ cảnh của Khoản 13.2 thì việc dịch cụm từ Value Engineering thành Tối ưu hóa cũng vẫn giữ đúng bản chất của Khoản này.
Từ dịch sai đến hiểu sai, áp dụng sai Khoản 13.2 chính là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp Hợp đồng FIDIC theo Khoản 13.2.
Một tranh chấp phổ biến khác liên quan đến Hợp đồng FIDIC chính là không đính kèm bản Hợp đồng mà Các Bên dự định sử dụng cho một Hợp đồng cụ thể. Các dạng tranh chấp Hợp đồng FIDIC thường xuất phát từ việc không đính kèm mẫu Hợp đồng FIDIC cụ thể bao gồm:
- Hợp đồng FIDIC mà Các Bên nhắc tới có tạo thành một phần của tài liệu Hợp đồng không.
- Hợp đồng thỏa thuận rằng ngôn ngữ áp dụng là tiếng Việt, tuy nhiên không có một bản dịch tiếng Việt cụ thể đính kèm Hợp đồng. Điều này dẫn đến việc mỗi Bên cho phép mình dựa vào các bản dịch khác nhau để thực hiện Hợp đồng.
Trong các Hợp đồng FIDIC, ngoại trừ việc quyết toán sau khi Nhà thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ về bảo hành thì tất cả các khoản thanh toán trước đó chỉ là thanh toán tạm. Điều này được thể hiện rõ tại Khoản [*] và Khoản [*], FIDIC Sách đỏ 2017 như sau.
Định nghĩa Chứng chỉ thanh toán tạm Hợp đồng FIDIC
Định nghĩa Chứng chỉ thanh toán cuối cùng (quyết toán) Hợp đồng FIDIC
Thế nhưng, thực tế Các Bên vẫn xem việc thanh toán vào lúc Công trình được bàn giao (theo Khoản 14.10) là Quyết toán. Điều này dẫn đến những tranh chấp Hợp đồng FIDIC liên quan đến
Nghĩa vụ bảo hành: Sau khi nhận khoản thanh toán theo khoản 14.10, Nhà thầu có nghĩa vụ bảo hành nữa hay không?
Giá trị quyết toán: Nếu sau khi nhận khoản thanh toán theo Khoản 14.10, Chủ đầu tư phát sinh chi phí sửa chữa sai sót thì sửa giá trị quyết toán?
Trong các Hợp đồng FIDIC, ngoại trừ việc quyết toán sau khi Nhà thầu đã hoàn tất các nghĩa vụ về bảo hành thì tất cả các khoản thanh toán trước đó chỉ là thanh toán tạm. Điều này được thể hiện rõ tại Khoản [*] và Khoản [*], FIDIC Sách đỏ 2017 như sau.
Định nghĩa Chứng chỉ thanh toán tạm Hợp đồng FIDIC
Định nghĩa Chứng chỉ thanh toán cuối cùng (quyết toán) Hợp đồng FIDIC
Thế nhưng, thực tế Các Bên vẫn xem việc thanh toán vào lúc Công trình được bàn giao (theo Khoản 14.10) là Quyết toán. Điều này dẫn đến những tranh chấp Hợp đồng FIDIC liên quan đến
Nghĩa vụ bảo hành: Sau khi nhận khoản thanh toán theo khoản 14.10, Nhà thầu có nghĩa vụ bảo hành nữa hay không?
Giá trị quyết toán: Nếu sau khi nhận khoản thanh toán theo Khoản 14.10, Chủ đầu tư phát sinh chi phí sửa chữa sai sót thì sửa giá trị quyết toán?
Liên hệ Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Nếu cần thêm bất kỳ hỗ trợ nào liên quan đến tranh chấp Hợp đồng FIDIC, đừng ngần ngại liên hệ với CNC theo số điện thoại 028 6276 9900, hotline 0916 545 618 hoặc email contact@cnccounsel.com
Khách hàng có thể để lại thông tin theo biểu mẫu dưới đây để CNC tư vấn:
Phụ trách
![]() |
Luật sư Lê Thế Hùng | Luật sư Điều hành Điện thoại: (84) 0916 545 618 Email: hung.le@cnccounsel.com |
![]() |
Luật sư Trần Phạm Hoàng Tùng | Cộng sự Cấp cao Điện thoại: (84) 076 475 0632 Email: tung.tran@cnccounsel.com |