Hợp Đồng FIDIC 2017 Chính Thức Được Phát Hành

Ngày đăng: Thứ Tư, 21/03/18 Người đăng: Admin
KHÓA HỌC QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG FIDIC 2017

NHỮNG THAY ĐỔI NỀN TẢNG CỦA FIDIC 2017 SO VỚI FIDIC 1999

  1. BỐI CẢNH CHO SỰ THAY ĐỔI

Trong lĩnh vực xây dựng, hình thức hợp đồng xây dựng tiêu chuẩn phổ biến, chẳng hạn như Bộ Hợp Đồng Màu Cầu Vồng Tái Bản Lần Đầu Tiên xuất bản bởi Hiệp Hội Các Kỹ Sư Tư Vấn Quốc Tế (FIDIC) đã đóng vai trò quan trọng trong suốt gần hai thập kỷ qua. Được xuất bản lần đầu năm 1999, các hợp đồng này đã được chấp nhận rộng rãi bởi các kỹ sư, chủ đầu tư, luật sư xây dựng và những người sử dụng hợp đồng FIDIC hoặc các dạng hợp đồng dựa trên cơ sở của hợp đồng FIDIC khắp nơi.

Sau 17 năm được áp dụng trong thực tiễn, Sách Đỏ, Sách Vàng và Sách Bạc của lần tài bản đầu tiên này này được rà soát lại bởi FIDIC và được giới thiệu tại Hội Thảo Sử Dụng Hợp Đồng Quốc Tế vào ngày 05 tháng 12 năm 2017, được biết đến như là Hợp Đồng Bộ Màu Cầu Vồng Tái Bản Lần II hoặc gọi tắt là Hợp Đồng FIDIC 2017.

Hợp Đồng FIDIC được rà soát lại với mong muốn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của những chủ thể sử dụng hợp đồng, do đó được kỳ vọng sẽ chứa đựng những đặc điểm nổi bật của những hợp đồng nói chung và hợp đồng xây dựng tiến bộ nói riêng, chẳng hạn củng cố cơ chế và công cụ quản lý dự án, đẩy mạnh vai trò của Nhà Tư Vấn, cân bằng việc phân chia rủi ro, rõ ràng, mạch lạc và chắc chắn trong các diễn đạt và diễn giải các quy định hợp đồng, phản ánh các tập quán quốc tế tiến bộ, điều chỉnh các vấn đề đặt ra bởi các chủ thể sử dụng hợp đồng phát sinh khi sử dụng các hợp đồng FIDIC 1999; tích hợp những tiến bộ mới nhất trong hợp đồng FIDIC, cụ thể là Sách Ánh Kim[1]. Những mục đích trên sẽ là chủ đề chính cho các thay đổi trong hợp đồng FIDIC 2017 và là hướng dẫn để hỗ trợ việc đọc hiểu các hợp đồng.

Phần tiếp theo của bản tin này sẽ tiếp cận một vài thay đổi nổi bật trong hợp đồng FIDIC 2017 so với các hợp đồng tương ứng trong ấn phẩm 1999.

  1. NHỮNG THAY ĐỔI NỔI BẬT TRONG SÁCH ĐỎ, VÀNG VÀ BẠC
Vấn Đề Mẫu Hợp Đồng Điều Khoản Nội Dung
Tổng Số Các Điều Khoản[2] Tất cả Hợp đồng FIDIC năm 2017 chứa 21 điều – nhiều hơn một điều so với ấn phẩm 1999. Một vài điều cũ được bổ sung thêm các khoản mới; tuy nhiên cấu trúc chung của các hợp đồng có vẻ không thay đổi nhiều so với ấn phẩm trước.
Thứ Tự Của Các Định Nghĩa Tất cả

Trong phiên bản trước, các định nghĩa được sắp xếp thành nhóm theo chủ đề: hợp đồng; ngày tháng, thử nghiệm, giai đoạn và hoàn thành; tiền và thanh toán; công việc và hàng hóa; và các định nghĩa khác. Để tra nghĩa của một thuật ngữ, người dùng đã phải thực hiện hai bước: đầu tiên, tìm kiếm thuật ngữ cần tra tại “Danh sách các định nghĩa theo thứ tự bảng chữ cái” để tìm ra điều khoản mà thuật ngữ này được định nghĩa; và bước thứ hai, đọc diễn giải về thuật ngữ đó tại điều khoản vừa tìm được.

Còn trong phiên bản mới này, các định nghĩa được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái sẵn. Phương pháp này có những ưu và nhược điểm của nó. Một mặt, nó giúp tiết kiệm thời gian nếu người dùng biết chính xác cách viết của thuật ngữ cần tìm nhưng sẽ bất tiện nếu họ chỉ biết chủ đề của thuật ngữ đó.

Các Điều Kiện Chung Sách Đỏ và Sách Bạc

 

Các Sách này thêm Phần B – Các quy định đặc biệt, bên cạnh Phần A – Dữ liệu hợp đồng trong Điều Kiện Riêng để đáp ứng yêu cầu cụ thể của nhiều Chủ Đầu Tư, đặc biệt là các cơ quan công quyền cho các điều kiện đặc biệt của hợp đồng, hoặc quy trình cụ thể khác biệt so với những điều kiện hoặc quy trình được quy định tại Điều Kiện Chung[3]. Điều này làm Điều Kiện Riêng của Sách Đỏ tương tự như Hợp đồng FIDIC Ánh Kim 2008.
Thông Báo Tất cả Điều 1.3 [Thông Báo] Mỗi hợp đồng FIDIC đề cập đến việc Thông báo khoảng 80 lần. “Thông Báo” được tách ra khỏi phương thức liên lạc khác thành một Khoản riêng biệt. Trong khi các phương thức liên lạc khác phải tham chiếu đến quy định mà nó được ban hành, Thông Báo không cần thủ tục này[4].
Giới Hạn Trách Nhiệm Tất cả Điều 1.15 [Giới hạn trách nhiệm]

Quy định về Giới Hạn Trách Nhiệm đã được chuyển từ Khoản 17.6 sang 1.15 trong phiên bản 2017 mà theo đó các tổn thất gián tiếp hoặc kéo theo đã được loại bỏ. Kết quả là, các thiệt hại do chậm trễ hoặc trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, và do sơ suất đã không được tính đến trong mức giới hạn trách nhiệm cộng dồn.

Bên cạnh đó, FIDIC cũng đưa ra thuật ngữ “sơ suất quá rõ ràng” cho mục đích áp dụng quy định này. Việc xuất hiện của thuật ngữ này trong hợp đồng FIDIC 2017 đã làm phát sinh một số vấn đề cho việc áp dụng trong phạm vi quốc tế vì các cách tiếp cận khác nhau của các quốc gia thông luật và dân luật đối với thuật ngữ này.

Vai trò của Nhà Tư Vấn Sách Đỏ và Sách Vàng Điều 3 [Nhà Tư Vấn]

Vai trò của Nhà Tư Vấn được củng cố đáng kể trong việc quản lý dự án để đảm nhận được các thủ tục chi tiết và giới hạn thời gian khắt khe hơn[5].

Số lượng các khoản trong Điều 3 gia tăng từ 3 lên 8 khoản. Trong đó, Khoản 7 [Thỏa Thuận hoặc Quyết Định] được chú ý hơn cả. Như tên gọi, Khoản này điều chỉnh các thỏa thuận và quyết định.

Đối với “Thỏa Thuận”, Nhà Tư Vấn được yêu cầu khuyến khích việc bàn bạc giữa các bên để có thể đạt được sự đồng thuận. Khi ban hành một quyết định bất kỳ, Nhà Tư Vấn phải “trung lập” giữa Các Bên theo các thủ tục chi tiết quy định tại Khoản này và sẽ không được xem như hành động vì Chủ Đầu Tư như là đại diện của Chủ Đầu Tư[6]. Sự “công bằng” của Nhà Tư Vấn cũng đã được đề cập trong các ấn bản trước nhưng được nâng lên ở mức độ mới trong ấn bản này.

Hợp Đồng Thầu Phụ Sách Đỏ Điều 5 [Thầu Phụ] Sách Đỏ quy định hai loại nhà thầu phụ là nhà thầu chỉ định và nhà thầu khác. Trong ấn bản 1999, hai loại nhà thầu phụ này được quy định trong hai Điều khác nhau: Điều 4 cho các thầu phụ khác; và Điều cho nhà thầu phụ chỉ định. Đến phiên bản 2017 này thì hai quy định này được gộp chung làm một điều khoản – Điều 5 [Thầu Phụ].
Cảnh báo trước Tất cả Khoản 8.4 [Cảnh Báo Trước]

Khoản này quy định các sự kiện mà mỗi Bên cần thông báo sớm cho nhau trước những vấn đề tiềm ẩn có thể xảy ra. Quy định này được kỳ vọng sẽ làm giảm thiểu tranh chấp giữa các bên bằng việc khuyến khích các bên giải quyết các vấn đề tranh cãi ngay từ sớm khi mà các tranh chấp này vẫn còn đơn giản, do đó hạn chế việc phát triển lên nghiệm trọng[7].

Tuy nhiên, hợp đồng không quy định về giới hạn thời gian cho việc cảnh báo trước, cũng không có chế tìa rõ ràng cho việc vi phạm quy định này[8].

Gia hạn thời hạn hoàn thành Tất cả Điều 8.5 [Gia Hạn Thời Hạn Thoàn Thành] Những thay đổi được tạo ra phổ biến trong những sự kiện gia hạn thời hạn hoàn thành bao gồm bổ sung một vài sự kiện, ví dụ việc trì hoãn gây ra bởi các đơn vị cung cấp tiện ích[9] và bởi việc gia tăng hơn 10% khối lượng tạm tính[10]. Hơn nữa, theo quy định tại điều khoản đã được điều chỉnh này, nhà thầu không bắt buộc phải đưa ra các khiếu nại riêng biệt đối với các khiếu nại gia hạn thời hạn hoàn thành (EOT) đối với những trì hoãn gây ra bởi các trường hợp thuộc Phát Sinh[11].
Chấm dứt vì sự thuận tiện của Chủ Đầu Tư Tất cả Điều 15.5 [Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đầu Tư] Hợp Đồng FIDIC 2017 đã tạo nên một thay đổi đáng kể đối với khung pháp lý cho quy định chấm dứt vì sự thuận tiện của Chủ Đầu Tư. Cụ thể, Điều 15.6 [Đánh Giá Sau Khi Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đầu Tư] của ấn bản 2017 đã làm mất đi lợi ích của Nhà Thầu do chấm dứt vì sự thuận tiện theo Điều 15.5 [Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đầu Tư]. Hơn nữa, theo Điều 15.5 của phiên bản 2017, khi chấm dứt hợp đồng vì sự thuận tiện Chủ Đầu Tư được phép giao công việc cho một nhà thầu khác trong khi điều này bị cấm theo Điều 15.5 [Chủ Đầu Tư Được Phép Chấm Dứt Hợp Đồng] trong FIDIC 1999.
Gia Tăng Nghĩ Vụ Bồi Thường Đối Với Cả Chủ Đầu Tư Và Nhà Thầu Sách Vàng Điều 17.4 [Bồi Thường Bởi Nhà Thầu]

Bên cạnh các thiệt hại bồi thường bởi Nhà Thầu được liệt kê tại Điều 17.1 [Bồi Thường Thiệt Hại] của phiên bản 1999, Nhà Thầu trong phiên abnr 2017 phải bồi thường cho Chủ Đầu Tư “tất cả các hành vi, lỗi lầm hoặc sự thiếu sót Nhà Thầu gây ra khi thực hiện nghĩa vụ thiết kế của Nhà Thầu mà kết quả là Công Trình khi được hoàn thành, không phù hợp với mục đích ban đầu được định ra […]”

Đối với Chủ Đầu Tư, ngoài việc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 17.1 [Bồi Thường Thiệt Hại] trong các phiên bản trước, Hợp Đồng FIDIC 2017 quy định rằng Chủ Đầu Tư phải bồi thường cho những mất mát hoặc tổn thất đối với tài sản gây ra bởi Nhân Sự của Chủ Đầu Tư hoặc các đại diện.

Sự Kiện Ngoại Lệ Tất cả Điều 18 [Sự Kiện Ngoại Lệ] Hợp Đồng FIDIC 2017 có sự thay đổi trong thứ tự các điều khoản, cụ thể Điều 18 và Điều 19, quy định về [Bảo Hiểm] và [Bất Khả Kháng] trong phương bản trước. Quy định về Bảo hiểm được điều chỉnh bởi Điều 19 trong khi Bất Khả Kháng được quy định tại Điều 18 và đổi tên thành Những Sự Kiện Ngoại Lệ. Tuy nhiên, định nghĩa của sự kiện ngoại lệ thì có bản chất giống Bất Khả Kháng trong các phiên bản trước và sự phân chia rủi ro thì vẫn không thay đổi.

Thay đổi này có thể xuất phát từ sự khác biệt trong cách mà bất khả kháng được tiếp cận trong thông luật và dân luật. Trong hệ thống thông luật, có có một định nghĩa rõ ràng và chính thức cho Bất Khả Kháng trong khi thuật ngữ này có mặt trong bộ luật dân sự của các quốc gia dân luật. Do đó, quy định này có thể gây trở ngại cho việc sử dụng hợp đồng trong các quốc gia theo hệ thống thông luật vì họ đã có quan niệm về bất khả kháng từ trước đó và dường như không thật sự xem xét ngụ ý của hợp đồng FIDIC về thuật ngữ này[12].

Thủ Tục Khiếu Nại Mới Tất cả Điều 20 [Khiếu Nại Của Chủ Đầu Tư Và Khiếu Nại Của Nhà Thầu]

 

Hợp đồng FIDIC 1999, Điều 20 [Khiếu Nại, Tranh Chấp Và Trong Tài] được tách thành Điều 20 [Khiếu Nại Của Chủ Đầu Tư Và Khiếu Nại Của Nhà Thầu] và Điều 21 [Tranh Chấp Và Trọng Tài]. Lý do cho sự thay đổi này là để phân biệt giữa việc thực hiện Khiếu Nại và đưa ra Tranh Chấp. Trong khi thực hiện Khiếu Nại có nghĩa là yêu cầu một quyền lợi có được theo hợp đồng, đưa ra Tranh Chấp phát sinh nếu Khiếu Nại bị từ chối (một phần hoặc toàn bộ) hoặc không được xem xét đến.

Tại hợp đồng FIDIC trước đó, khiếu nại của Nhà Thầu được quy định tại Điều 20.1 [Khiếu Nại Của Nhà Thầu] và khiếu nại của Chủ Đầu Tư tại Điều 2.5 [Khiếu Nại Của Chủ Đầu Tư] với sự khác nhau về nghĩa vụ. Tại phiên bản này – Tải bản lần thứ hai, thủ tục khiếu nại chỉ được quy định tại Điều 20 [Khiếu Nại Của Chủ Đầu Tư Và Nhà Thầu] trong đó nghĩa vụ của mỗi bên là tương đương nhau.

Ban Phân Xử Và Giảm Thiểu Tranh Chấp Tất cả Điều 21 [Tranh Chấp Và Trong Tài]

Ban Phân Xử Tranh Chấp (DAB) đã được đổi tên thành Ban Phân Xử Và Giảm Thiếu Tranh Chấp (DAAB). Việc thay đổi này có thể xem là một biểu hiện rõ ràng của việc gia tăng sự tập trung vào việc hạn chế tranh chấp hơn là giải quyết chúng vì “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và không phải mọi khiếu nại đều dẫn đến tranh chấp.

Để đạt được mục đích trên, trong ấn bản mới, tất cả DAAB sẽ là DAAB cố định. Họ được cùng chỉ định bởi các bên từ khi bắt đầu có hợp đồng (trong vòng 28 ngày sau khi Nhà Thầu nhận được Thư Trap Thầu) và phụ trách trong suốt thời hạn của dự án, họp hành với các bên vào những thời điểm đã được ấn định trước, thay vì làm việc trên cơ sở vụ việc như ấn bản trước.

So với phiên bản năm 1999, phiên bản 2017 được đánh giá là khắt khe và mang tính quy tắc, tạo thêm khó khăn cho chủ đầu tư và nhà thầu khi tuân theo trong khi không tạo được sự thay đổi trong việc phân chia rủi ro[13].

 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SỰ THAY ĐỔI

Phiên bản thứ hai của bộ hợp đồng màu cầu vồng này đánh dấu sự nâng cấp của ấn bản đầu tiên. Không giống với những phiên bản trước đó, người ta cần cẩn thận hơn khi soạn thảo Điều Kiện Riêng, đặc biệt là Phần B – Điều kiện đặc biệt vì bản chất khác biệt của nó.

Bên cạnh việc ra mắt phiên bản này, câu hỏi liệu rằng nó có thuận tiện hơn và đem lại nhiều lợi ích hơn khi sử dụng so với các phiên bản trước cũng được các chủ thể sử dụng cân nhắc. Cho đến nay, câu trả lời vẫn còn gây tranh cãi trong thực tiễn hoạt động của lĩnh vực xây dựng. Trước hết, mục tiêu của việc thay đổi lần này là tiến bộ và đáng được đón nhận; tuy nhiên, phải cần thời gian để thấy được hiệu quả và thành tựu của nó cũng như là lợi ích mà nó mang lại.

Như chúng ta đều biết, việc sử dụng phiên bản hợp đồng FIDIC nào là hoàn toàn do sự lựa chọn của người dùng bất kể có sự xuất hiện thêm của ấn bản nào đi nữa. Do đó, quyết định lựa chọn phiên bản áp dụng phụ thuộc vào người dùng trên cơ sở xem xét các ngữ cảnh và vị thế cụ thể của họ trong hợp đồng và các yêu cầu cụ thể.

LIÊN HỆ

Trong trường hợp có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ chúng tôi qua:

 

Lê Thế Hùng | Luật sư Điều Hành

T: (+84-28) 6276 9900

E: hung.le@cnccounsel.com

Đào Thị Hoài Phương | Cộng Sự

T: (+84-28) 6276 9900

E: phuong.dao@cnccounsel.com

 

CNC© | A Boutique Property Law Firm

28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức,

Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

T: (+84-28) 6276 9900 | F: (+84-28) 2220 0913

cnccounsel.com | contact@cnccounsel.com

 

ĐÍNH KÈM 1: NỘI DUNG[14]

ĐIỀU KIỆN FIDIC CHO HỢP ĐỒNG XÂY DỤNG

DÀNH CHO CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG THIẾT KẾ BỞI CHỦ ĐẦU TƯ

SÁCH ĐỎ 2017

 

ĐIỀU KIỆN CHUNG

NỘI DUNG

  1. Quy Định Chung
  • Định Nghĩa
  • Diễn Giải
  • Thông Báo Và Các Phương Thức Liên Lạc
  • Luật Và Ngôn Ngữ Áp Dụng
  • Thứ Tự Ưu Tiên Của Tài Liệu
  • Thỏa Thuận Hợp Đồng
  • Nhượng Lại
  • Sự Cẩn Trọng Và Cung Cấp Tài Liệu
  • Các Bản Vẽ Hoặc Chỉ Dẫn Bị Chậm Trễ
  • Việc Chủ Đầu Tư Sử Dụng Tài Liệu Của Nhà Thầu
  • Việc Nhà Thầu Sử Dụng Tài Liệu Của Chủ Đầu Tư
  • Bảo Mật
  • Tuân Thủ Luật Pháp
  • Đồng Trách Nhiệm Và Đa Trách Nhiệm
  • Giới Hạn Trách Nhiệm
  • Chấm Dứt Hợp Đồng
  1. Chủ Đầu Tư
  • Quyền Tiếp Cận Công Trường
  • Hỗ Trợ
  • Nhân Sự Của Chủ Đầu Tư Và Nhà Thầu Khác
  • Sắp Xếp Tài Chính Của Chủ Đầu Tư
  • Dữ Liệu Công Trường Và Hạng Mục Tham Chiếu
  • Vật Liệu Do Chủ Đầu Tư Cung Cấp Và Thiết Bị Của Chủ Đầu Tư
  1. Nhà Tư Vấn
    • Nhà Tư Vấn
    • Nhiệm Vụ Và Quyền Hạn Của Nhà Tư Vấn
    • Đại Diện Nhà Tư Vấn
    • Ủy Quyền Của Nhà Tư Vấn
    • Hướng Dẫn Của Nhà Tư Vấn
    • Thay Thế Nhà Tư Vấn
    • Thỏa Thuận Hoặc Quyết Định
    • Các Cuộc Họp
  1. Nhà Thầu
  • Các Nghĩa Vụ Chung Của Nhà Thầu
  • Bảo Lãnh Thực Hiện Hợp Đồng
  • Đại Diện Của Nhà Thầu
  • Tài Liệu Của Nhà Thầu
  • Huấn Luyện
  • Hợp Tác
  • Định Vị Các Mốc
  • Nghĩa Vụ Về An Toàn Và Sức Khỏe
  • Quản Trị Chất Lượng Và Hệ Thống Kiểm Định Tuân Thủ
  • Sử Dụng Dữ Liệu Công Trường
  • Tính Đầy Đủ Của Giá Trị Hợp Đồng Được Chấp Thuận
  • Điều Kiện Vật Chất Không Lường Trước Được
  • Quyền Về Đường Đi Và Cơ Sở Vật Chất
  • Tránh Can Thiệp
  • Đường Vào Công Trường
  • Vận Chuyển Hàng Hóa
  • Thiết Bị Của Nhà Thầu
  • Bảo Vệ Môi Trường
  • Tiện Ích Tạm
  • Báo Cáo Tiến Độ
  • An Ninh Công Trường
  • Vạn Hành Công Trường Của Nhà Thầu
  • Các Phát Hiện Về Khảo Cổ Và Địa Lý
  1. Giao Thầu Phụ
    • Nhà Thầu Phụ
    • Thầu Phụ Chỉ Định
  1. Nhân Viên Và Lao Động
    • Tuyển Dụng Nhân Viên Và Lao Động
    • Mức Lương Và Điều Kiện Lao Động
    • Tuyển Thêm Người
    • Luật Lao Động
    • Giờ Làm Việc
    • Cơ Sở Vật Chất Của Nhận Viên Và Lao Động
    • Sức Khỏe Và An Toàn Của Nhân Sự
    • Sự Giám Sát Của Nhà Thầu
    • Nhân Sự Của Nhà Thầu
    • Hồ Sơ Của Nhà Thầu
    • Hành Vi Gây Rối
    • Nhân Sự Chủ Chốt
  1. Thiết Bị, Vật Liệu Và Tay Nghề
    • Cách Thức Thực Hiện
    • Mẫu Mã
    • Giám Định
    • Kiểm Định Bởi Nhà Thầu
    • Khuyết Điểm Và Từ Chối
    • Công Tác Sửa Chữa
    • Quyền Sở Hữu Thiết Bị Và Vật Liệu
    • Lệ Phí Sử Dụng
  1. Khởi Công, Chậm Trễ Và Tạm Ngưng
    • Khởi Công
  • Thời Hạn Hoàn Thành
  • Chương Trình Tiến Độ
  • Cảnh Báo Trước
  • Gia Hạn Thời Hạn Hoàn Thành
  • Chậm Trễ Do Nhà Chức Trách
  • Tiến Độ Thực Hiện
  • Thiệt Hại Do Chậm Trễ
  • Tạm Ngưng Của Chủ Đầu Tư
  • Hậu Quả Của Việc Tạm Ngưng Bởi Chủ Đầu Tư
  • Thanh Toán Thiết Bị Và Vật Liệu Sau Khi Chủ Đầu Tư Tạm Ngưng
  • Tạm Ngưng Kéo Dài
  • Trở Lại Công Việc
  1. Kiểm Định Hoàn Thành
  • Nghĩa Vụ Của Nhà Thầu
  • Kiểm Định Chậm Trễ
  • Kiểm Định Lại
  • Không Vượt Qua Kiểm Định Hoàn Thành
  1. Nghiệm Thu Bởi Chủ Đầu Tư
    • Nghiệm Thu Công Việc Và Hạng Mục
    • Nghiệm Thu Từng Phần
    • Can Thiệp Vào Nghiệm Thu Hoàn Thành
    • Yêu Cầu Bố Trí Lại Mặt Bằng
  1. Khuyết Điểm Sau Khi Nghiệm Thu
    • Hoàn Thành Công Việc Tồn Đọng Và Sửa Chữa Khuyết Điểm
    • Chi Phí Sửa Chữa Khuyết Điểm
    • Gia Hạn Thời Hạn Thông Báo Khuyết Điểm
    • Thất Bại Trong Việc Sửa Chữa Khuyết Điểm
    • Sửa Chữa Khuyết Điểm Bên Ngoài Công Trường
    • Kiểm Định Bổ Sung Sau Khi Sửa Chữa Khuyết Điểm
    • Quyền Tiếp Cận Sau Khi Nghiệm Thu
    • Nhà Thầu Tìm Hiểu Nguyên Nhân
    • Chứng Nhận Hoàn Thành
    • Nghĩa Vụ Chưa Hoàn Thành
    • Dọn Dẹp Công Trường
  1. Đo Đạc Và Đánh Giá
    • Công Việc Cần Đo Đạc
    • Phương Pháp Đo Đạc
    • Đánh Giá Công Việc
    • Sự Bỏ Sót
  1. Phát Sinh Và Điều Chỉnh
    • Quyền Được Tính Phát Sinh
    • Tư Vấn Về Giá Trị
    • Thủ Tục Phát Sinh
    • Tổng Tạm Tính
    • Đơn Giá Ngày Công
    • Điều Chỉnh Do Thay Đổi Luật Pháp
    • Điều Chỉnh Do Thay Đổi Chi Phí
  1. Giá Hợp Đồng Và Thanh Toán
  • Giá Hợp Đồng
  • Tạm Ứng
  • Áp Dụng Thanh Toán Tạm
  • Tiến Độ Thanh Toán
  • Thiết Bị Và Vật Liệu Sẽ Dùng Cho Công Trình
  • Cấp Chứng Chỉ Thanh Toán Tạm
  • Thanh Toán
  • Chậm Thanh Toán
  • Giải Tỏa Tiền Bảo Lưu
  • Báo Cáo Vào Lúc Hoàn Thành
  • Báo Cáo Cuối Cùng
  • Trang Trải Xong
  • Cấp Chứng Chỉ Quyết Toán
  • Chấm Dứt Trách Nhiệm Chủ Đầu Tư
  • Đồng Tiền Thanh Toán
  1. Chấm Dứt Bởi Chủ Đầu Tư
  • Thông Báo Sửa Chữa
  • Chấm Dứt Sai Sót Của Nhà Thầu
  • Đánh Giá Sau Khi Chấm Dứt Sai Sót Của Nhà Thầu
  • Thanh Toán Sau Khi Chấm Dứt Sai Sót Của Nhà Thầu
  • Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đồng Tư
  • Đánh Giá Sau Khi Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đầu Tư
  • Thanh Toán Sau Khi Chấm Dứt Vì Sự Thuận Tiện Của Chủ Đầu Tư
  1. Tạm Ngưng Và Chấm Dứt Bởi Nhà Thầu
    • Tạm Ngưng Bởi Nhà Thầu
    • Chấm Dứt Bởi Nhà Thầu
    • Nghĩa Vụ Của Nhà Thầu Sau Khi Chấm Dứt
    • Thanh Toán Sau Khi Chấm Dứt Bởi Nhà Thầu
  1. Cẩn Trọng Trong Công Việc Và Bồi Thường
    • Trách Nhiệm Cẩn Trọng Trong Công Việc
    • Trách Nhiệm Cẩn Trọng Trong Công Việc
    • Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Và Sở Hữu Công Nghiệp
    • Bồi Thường Bởi Nhà Thầu
    • Bồi Thường Bởi Chủ Đầu Tư
    • Bồi Thường Chung
  1. Các Sự Kiện Ngoại Lệ
    • Sự Kiện Ngoại Lệ
    • Thông Báo Về Sự Kiện Ngoại Lệ
    • Trách Nhiệm Giảm Thiểu Chậm Trễ
    • Hậu Quả Của Sự Kiện Ngoại Lệ
    • Chấm Dứt Theo Lựa Chọn
    • Giải Phóng Việc Thực Hiện Hợp Đồng Theo Luật
  1. Bảo Hiểm
    • Các Yêu Cầu Chung
    • Bảo Hiểm Được Cung Cấp Bởi Nhà Thầu
  1. Khiếu Nại Của Chủ Đầu Tư Và Nhà Thầu
    • Khiếu Nại
    • Khiếu Nại Thanh Toán Và/Hoặc Khiếu Nại Gia Hạn Thời Hạn Hoàn Thành
  1. Tranh Chấp Và Trọng Tài
    • Cấu Phần Của Daab
    • Không Chỉ Định Được Thành Viên Daab
    • Giảm Thiểu Tranh Chấp
    • Có Được Quyết Định Của Daab
    • Giải Quyết Tranh Chấp Bằng Biện Pháp Hữu Nghị
    • Trọng Tài
    • Không Tuân Thủ Quyết Định Của Daab
    • Không Có Daab Cố Định

 

ĐÍNH KÈM

ĐIỀU KIỆN CHUNG CHO THỎA THUẬN HẠN CHẾ/XỬ LÝ TRANH CHẤP

BẢNG LIỆT KÊ CÁC KHOẢN

[1] Jeremy Glover, Change to the FIDIC form of contract.

[2] Xem nội dung tại Đính kèm 1.

[3] https://fidic.org/books/construction-contract-2nd-ed-2017-red-book

[4] Amir Ghaffari, FIDIC Red Book 2017: 7 vấn đề thay đổi lớn, đoạn số 2.

[5] https://www.twobirds.com/~/media/pdfs/bb-fidic-bulletin.pdf?la=en

[6] https://www.whitecase.com/publications/alert/new-fidic-rainbow-red-yellow-and-silver

[7] Jeremy Glover, Change to the FIDIC form of contract.

[8] Amir Ghaffari, FIDIC Red Book 2017: 7 thay đổi lớn, đoạn số 5.

[9] https://www.twobirds.com/~/media/pdfs/bb-fidic-bulletin.pdf?la=en

[10] Amir Ghaffari, FIDIC Red Book 2017: 7 thay đổi lớn, đoạn số 6.

[11] Amir Ghaffari, FIDIC Red Book 2017: 7 thay đổi lớn, đoạn số 6.

[12]Edward Corbett, Clause 18: Exceptional Event, first para.

[13] Amir Ghaffari, FIDIC Red Book 2017: 7 thay đổi lớn, đoạn số 1.

[14] https://fidic.org/books/construction-contract-2nd-ed-2017-red-book

Vui lòng tải xuống Bản tin này tại đây.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.