Hợp đồng Tổng thầu
Hợp đồng Tổng thầu là gì?
Pháp luật hiện hành chưa có định nghĩa chính thức về Hợp đồng Tổng thầu. Tuy nhiên, dựa vào định nghĩa về Tổng thầu Xây dựng tại khoản 35 Điều 3, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì có thể hiểu Hợp đồng Tổng thầu là hợp đồng được ký kết trực tiếp giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu để Nhà thầu đảm nhận toàn bộ hay một phần công việc của Dự án.
Tổng thầu Xây dựng thông thường sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm từ khâu thiết kế đến thi công công trình. Thế nhưng, định nghĩa Hợp đồng Tổng thầu theo Luật Xây dựng lại không đề cập rõ ràng về khả năng Nhà thầu đảm nhận cả phần thiết kế và chuyển giao công nghệ.
Nói cách khác, người dùng cần tách bạch giữa Hợp đồng Tổng thầu với các Hợp đồng khác, chẳng hạn như Hợp đồng EPC hay Hợp đồng Thiết kế Thi công.
Đồng thời, khoản 2 Điều 141, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) cũng quy định Hợp đồng Tổng thầu phải bao gồm nội dung và trách nhiệm quản lý của Tổng thầu Xây dựng. Điều này cho thấy Hợp đồng Tổng thầu theo định nghĩa tại Luật Xây dựng hướng đến việc đề cao vai trò quản lý và điều phối của Tổng thầu đối với các gói thầu và các công việc khác nhau của Dự án hơn là tập trung vào mức độ phức tạp của từng công việc.
Do đó, thông thường các Tổng thầu sẽ không tự mình thực hiện tất cả các công việc theo Hợp đồng Tổng thầu, mà sẽ giao một phần hoặc thậm chí toàn bộ công việc cho các Nhà thầu phụ thông qua các Hợp đồng Thầu phụ.
Các loại Hợp đồng Tổng thầu
Một Tổng thầu có thể đảm nhận ít nhất một trong số các công việc trong Dự án như: lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, và thi công xây dựng công trình. Từ đó, các Hợp đồng Tổng thầu có thể được phân loại dựa trên nội dung công việc của Tổng thầu như:
- Hợp đồng Thiết kế (Design).
- Hợp đồng Thi công (Construction).
- Hợp đồng Thiết kế và Thi công (hay Hợp đồng Design – Build).
- Hợp đồng Thiết kế – Cung cấp Thiết bị Công nghệ và Thi công Xây dựng Công trình (hay Hợp đồng EPC).
- Hợp đồng Chìa khóa Trao tay (Turnkey).
Theo đó, Tổng thầu sẽ đảm nhận nhiều công việc nhất tại Hợp đồng Chìa khóa Trao tay, cụ thể bao gồm các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công. Tổng thầu theo Hợp đồng Chìa khóa Trao tay còn được gọi là Tổng thầu Quản lý Dự án (Project Management).
Kế đến, khối lượng công việc của Tổng thầu sẽ giảm dần lần lượt tại Hợp đồng EPC, Hợp đồng Design – Build và Hợp đồng Thiết kế/Hợp đồng Thi công.
Phân biệt các loại Hợp đồng Tổng thầu
Lợi ích của Hợp đồng Tổng thầu
Hợp đồng Tổng thầu có thể được coi là một lựa chọn phù hợp đối với các Chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm về xây dựng và quản lý dự án. Theo đó, Chủ đầu tư sẽ chuyển giao phần lớn rủi ro về quản lý dự án cho Tổng thầu, và Tổng thầu sẽ vận dụng trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý dự án của mình để triển khai các công việc trong Dự án.
Với cách thức này, Chủ đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro quản lý dự án, qua đó hạn chế được tình trạng lãng phí nguồn lực, thất thoát vốn và lỏng lẻo trong kiếm soát và quản lý chất lượng công việc.
Hạn chế của Hợp đồng Tổng thầu
Đổi lại với việc giảm thiểu rủi ro quản lý dự án, chi phí quản lý dự án sẽ tăng lên dẫn đến giá trị của các Hợp đồng Tổng thầu thường sẽ cao hơn các Hợp đồng Xây dựng khác.
Đồng thời, tại Hợp đồng Tổng thầu, Chủ đầu tư cũng không kiểm soát được Tổng thầu trong quá trình thực hiện Dự án. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Dự án nếu Tổng thầu không có đủ năng lực và chuyên môn để thực hiện công việc.
Lợi ích và hạn chế của Hợp đồng Tổng thầu
Yêu cầu đối với Tổng thầu
Bất cứ Nhà thầu nào tham gia Dự án với vai trò là Tổng thầu đều phải có một đội ngũ chuyên gia và nhân sự có năng lực và kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến công việc của mình trong Dự án.
Trong đó, năng lực phải được chứng minh thông qua các chứng chỉ năng lực và/hoặc các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật xây dựng. Về kinh nghiệm chuyên môn, Tổng thầu sẽ phải chứng minh thông qua các gói thầu và các dự án đã tham gia trước đây.
Các vấn đề về năng lực và chuyên môn sẽ được xem xét và đánh giá trong quá trình đầu thầu Dự án.
Bên cạnh đó, các Tổng thầu cung ứng vật tư, thiết bị còn phải đảm bảo chất lượng các máy móc, vật tư và thiết bị do mình cung cấp.
Yêu cầu đối với Tổng thầu
Mẫu Hợp đồng Tổng thầu
Để minh họa, CNC xin giới thiệu đến Quý Khách hàng mẫu Hợp đồng Tổng thầu của Bộ Xây dựng.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại rằng Hợp đồng Tổng thầu chỉ là một khái niệm chung để gọi cho một nhóm các Hợp đồng Xây dựng. Do đó, người dùng không nên nhầm lẫn khái niệm này với những hợp đồng cụ thể như Hợp đồng EPC hay Hợp đồng Design – Build.
Liên hệ
Trong lĩnh vực xây dựng, CNC tự hào là đối tác duy nhất mà Khách hàng tin tưởng bởi sự chuyên nghiệp, uy tín và những kinh nghiệm CNC đã trải qua.
Tại Việt Nam, CNC tự hào là hãng luật tiên phong, duy nhất dành mọi nguồn lực để phát triển các dịch vụ pháp lý liên quan đến Hợp đồng Tổng thầu như Dịch vụ tư vấn Hợp đồng Xây dựng chuyên sâu và Dịch vụ Quản lý Hợp đồng Xây dựng.
Đây là hai Dịch vụ làm nên tên tuổi và hình ảnh của CNC trên thị trường pháp lý, góp phần cho sự thành công của rất nhiều Dự án.
Liên hệ ngay với CNC nếu Khách hàng cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, đàm phán hoặc chuẩn bị bất kỳ Hợp đồng Xây dựng nào.
Các Luật sư của CNC tự hào là chuyên gia đối với các mẫu Hợp đồng Xây dựng do Bộ Xây dựng, do FIDIC, NEC ban hành. Việc thành thạo Việt, tiếng Anh và tiếng Hoa giúp Luật sư tại CNC trở thành lợi thế lớn đối với Khách hàng.
Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 6276 9900 | Hotline: 0916 545 618
Email: contact@cnccounsel.com | Website: http://cnccounsel.com
Facebook: https://facebook.com/cnclaw/
Linked: https://linkedin.com/company/cnccounsel