Giải quyết tranh chấp tại Tòa Án

Ngày đăng: Thứ Ba, 08/04/25 Người đăng: Admin
Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Trong bối cảnh xã hội và kinh tế không ngừng phát triển, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại cũng ngày càng phong phú và đa dạng, từ đó tranh chấp phát sinh giữa các bên cũng trở nên phổ biến hơn. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được xem là phương thức chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của các bên theo quy định của pháp luật. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng CNC tìm hiểu về phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án thông qua bài viết sau đây.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là gì?

Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện quyền tư pháp trên nguyên tắc bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là việc đưa tranh chấp, các mâu thuẫn, bất đồng giữa các bên ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết. Quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng hết sức chặt chẽ, và kết quả của quá trình này là bản án, quyết định khi mà đã có hiệu lực pháp luật sẽ được Nhà nước đảm bảo thi hành theo quy định của pháp luật.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có thể hiểu, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp về dân sự, lao động và kinh doanh thương mại, bất kể các tranh chấp đó xuất phát từ hợp đồng hay không. Theo đó, thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp được xác định dựa theo các cơ sở sau:

Giai quyet tranh chap tai Toa anThẩm quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Thẩm quyền theo vụ việc

  • Được xác định theo loại tranh chấp như tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính, đất đai, ….
  • Điều này đảm bảo mỗi vụ việc sẽ được giải quyết đúng chuyên môn và phù hợp với quy định của pháp luật, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục sơ thẩm bao gồm:

  • Tòa án nhân dân cấp huyện; và
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trong đó:

Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm

Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục phúc thẩm bao gồm:

  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
  • Tòa án nhân dân cấp cao: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

  • Tòa án giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ được xác định dựa trên nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi có tài sản tranh chấp.
  • Riêng đối với tranh chấp về bất động sản, thẩm quyền của Tòa án sẽ được xác định dựa vào nơi bất động sản tọa lạc để đảm bảo giải quyết đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Thẩm quyền theo sự lựa chọn của các bên

Ngoài các cơ sở trên để xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án cũng có thể được xác định dựa theo sự lựa chọn của các bên, có thể là Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Miễn là sự lựa chọn đó phù hợp với quy định về thẩm quyền theo vụ việc và theo lãnh thổ.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án được thực hiện theo trình tự tổ tụng tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, khi giải quyết một vụ việc, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

giải quyết tranh chấp tại Tòa ánNguyên tắc giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

  • Yêu cầu mọi quyết định, bản án của Tòa án hay quá trình giải quyết phải theo quy định của pháp luật, hiện nay là Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các quy định pháp luật khác có liên quan khác.
  • Đương sự cần cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ một các trung thực, khách quan và tôn trọng, chấp hành việc điều hành, giải quyết của Tòa án.

Nguyên tắc độc lập, khách quan

  • Tòa án chỉ dựa vào chứng cứ, tài liệu hợp pháp và lập luận của các bên để ra quyết định, đồng thời người tiến hành tố tụng phải giữ thái độ vô tư trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp
  • Tòa án giải quyết tranh chấp một cách độc lập, không chịu sự can thiệp, tác động từ bất kỳ cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào, kể cả cơ quan quyền lực nhà nước, đảm bảo các đương sự đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật.

Nguyên tắc công khai, minh bạch

  • Các phiên tòa giả quyết tranh chấp thường được tổ chức công khai, bất kỳ ai cũng có thể tham dự để theo dõi. Trừ những trường hợp đặc biệt liên quan đến bí mật nhà nước, đạo đức xã hội hoặc quyền riêng tư cần xét xử kín.
  • Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động của Tòa án, từ việc thụ lý đơn kiện, xét xử đến ra bản án, phải được thực hiện rõ ràng, công bố đầy đủ thông tin cần thiết để các bên liên quan hiểu được căn cứ, lý do của phán quyết.

Nguyên tắc đảm bảo quyền lợi các bên

  • Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tòa án phải tạo điều kiện để các bên như nguyên đơn, bị đơn và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được trình bày ý kiến, cung cấp chứng cứ và bảo vệ quan điểm của mình một cách bình đẳng.
  • Tòa án có trách nhiệm xem xét toàn diện các tình tiết, toàn bộ tài liệu, chứng cứ, đảm bảo phán quyết dựa trên sự thật và đúng quy định pháp luật, từ đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên.

Tại sao nên chọn giải quyết tranh chấp tại Tòa án?

Khi xảy ra tranh chấp, việc lựa chọn phương thức giải quyết phù hợp là điều quan trọng và Tòa án thường được xem là một trong những lựa chọn hàng đầu. Vậy tại sao Tòa án thường được chọn để giải quyết tranh chấp bởi những khía cạnh như dưới đây.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Ưu điểm giải quyết tranh chấp tại Tòa án

  • Tính pháp lý chặt chẽ: Quyết định, Bản án của Tòa án có giá trị pháp lý bắt buộc thi hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện, giúp tranh chấp được giải quyết một cách dứt điểm.
  • Công bằng và khách quan: Tòa án hoạt động theo nguyên tắc độc lập, minh bạch, dựa trên pháp luật và chứng cứ, đảm bảo các bên được đối xử công bằng.
  • Quy trình rõ ràng, minh bạch: Hệ thống Tòa án hoạt động theo trình tự tố tụng rõ ràng, đảm bảo công khai và minh bạch trong quá trình xét xử, giúp các bên dễ dàng theo dõi và tham gia.
  • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp: Tòa án có khả năng xem xét toàn diện vụ việc, áp dụng pháp luật công bằng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên theo đúng quy định pháp luật.
  • Đảm bảo được thi hành án: Khi bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật mà được yêu cầu cho thi hành thì sẽ được Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thực hiện các thủ tục, biện pháp theo quy định của pháp luật để thi hành, cưỡng chế thi hành, cưỡng chế thi hành bản án, quyết định đó.

>> Xem thêm: 05 khác biệt trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng Tòa án và Trọng tài

Luật sư hỗ trợ thế nào trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án? 

Với kiến thức pháp lý và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, Luật sư có thể hỗ trợ khách hàng đang vướng phải tranh chấp đạt được kết quả giải quyết tốt nhất có thể trong khuôn khổ pháp luật, bao gồm:

  • Tư vấn pháp lý: Giúp khách hàng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong vụ tranh chấp, qua đó xác định xem có nên khởi kiện hay không, hay cần thực hiện các yêu cầu gì trước khi tiến hành khởi kiện.
  • Xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án và Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện: Dựa theo nội dung vụ việc, Luật sư sẽ hỗ trợ xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc và soạn thảo đơn khởi kiện, thu thập chứng cứ, tài liệu cần thiết, đảm bảo hồ sơ khởi kiện đáp ứng theo quy định của pháp luật, tránh thiếu sót dẫn đến việc bị trả đơn khởi kiện.
  • Đại diện cho Khách hàng: Thay mặt Khách hàng tham gia tố tụng, trình bày lập luận, bảo vệ quan điểm trước Tòa án, đặc biệt là khi Khách hàng chưa nắm bắt được các quy định pháp luật hoặc không thể trực tiếp tham gia.
  • Đưa ra chiến lược pháp lý: Dựa trên kinh nghiệm, Luật sư phân tích điểm mạnh, điểm yếu của vụ việc, đề xuất hướng đi phù hợp cho Khách hàng.
  • Giải thích và thực hiện quyết định, bản án: Sau khi có quyết định, bản án, Luật sư hỗ trợ giải thích nội dung quyết định, bản án cho Khách hàng, hỗ trợ yêu cầu thi hành án hoặc tư vấn kháng cáo nếu cần thiết.

Kết luận

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án là một phương thức quan trọng, đảm bảo về pháp lý và công lý nhờ vào hệ thống pháp luật chặt chẽ và quy trình xét xử minh bạch. Để đạt được kết quả tối ưu, quá trình này đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về các quy định pháp luật cũng như kỹ năng phân tích, xử lý tình huống một cách chuyên nghiệp. Vì vậy, việc tham vấn ý kiến từ các chuyên gia pháp lý hoặc luật sư là một giải pháp hợp lý giúp đảm bảo quyền lợi và nâng cao hiệu quả trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Nếu bạn đang đối mặt với bất kỳ tranh chấp nào và cần một giải pháp để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, hãy để CNC hỗ trợ và đồng hành cùng bạn. Với đội ngũ luật sư và chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ mang đến những giải pháp tối ưu, hỗ trợ bạn giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo lợi ích chính đáng cho Khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những thông tin về việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào, hay cần được tư vấn về việc này vui lòng liện hệ với CNC qua địa chỉ sau:

Địa chỉ:            28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:       (84) 28-6276 9900

Hot line:           (84) 916-545-618

Email:              contact@cnccounsel.com

Website:          http://cnccounsel.com/

Phụ trách:

Luật sư Nguyễn Văn Thịnh | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 907 753 199

Email: thinh.nguyen@cnccounsel.com

Luật sư Bùi Văn Hưng | Cộng sự Cấp cao

Điện thoại: (84) 917 986 128

Email: hung.bui@cnccounsel.com

 

Content Protection by DMCA.com