KHỞI KIỆN TẠI TÒA ÁN ĐỂ THU HỒI NỢ

Ngày đăng: Thứ Hai, 23/09/19 Người đăng: Admin

Trong kinh doanh hay đời sống thường ngày thì chúng ta không thể tránh khỏi việc bị nợ và đi thu hồi nợ. Khi mà chủ nợ và con nợ không thể thương lượng, giải quyết khoản nợ thì chủ nợ có thể sử dụng một công cụ pháp lý đó là khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ.

Để được tòa án giải quyết thu hồi nợ thì chủ nợ phải nộp đơn khởi kiện và phải đưa yêu cầu về việc trả nợ. Kết quả giải quyết tại tòa án sẽ là Bản án, Quyết định mà khi có hiệu lực thì chủ nợ có quyền yêu cầu Cơ quan Thi hành án để thu hồi nợ.

Quá trình giải quyết để thu hồi nợ tại tòa án là một loạt các trình tự, thủ tục có tính chất phức tạp, tuần tự và bắt buộc phải thực hiện mà pháp lý gọi là thủ tục tố tụng. Điểm khởi đầu cho một vụ kiện để thu hồi nợ là việc chủ nợ cho rằng quyền và lợi ích bị xâm phạm gửi Đơn khởi kiện đến tòa án, theo đó thủ tục tố tụng cũng chính thức bắt đầu kể từ thời điểm này.

Trong bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu về quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục khởi kiện để thu hồi nợ bao gồm những nội dung sau:

Quyền khởi kiện để thu hồi nợ:

Chủ nợ có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết, thu hồi nợ khi thỏa mãn đồng thời 03 điều kiện sau:

(i) Phát sinh khoản nợ và con nợ không trả nợ đúng như cam kết dẫn đến tranh chấp và chủ nợ cho rằng quyền và lợi ích bị xâm phạm.

(ii) Tranh chấp đòi nợ này phải thuộc thầm quền giải quyết của Tòa án, không phải thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức nào khác.

(iii) Trong một số trường hợp, nếu có thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật bắt buộc phải thực hiện các thủ tục tiền tố tụng như hòa giả, thương lượng, thông báo,… thì chủ nợ phải hoàn thiện các thủ tục đó trước khi yêu cầu tòa án giải quyết thu hồi nợ.

Điều kiện khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ

Nội dung đơn khởi kiện:

Có nhiều cách khác nhau để trình bày một đơn khởi kiện nhưng về cơ bản đơn khởi kiện của chủ nợ phải có các nội dung sau đây:

Lưu ý: Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của con nợ, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của họ.

Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện:

Sau khi nhận đơn khởi kiện của chủ nợ thì Tòa án thực hiện các thủ tục[1] sau đây:

(*) Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trọng các quyết định sau đây:

Khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện:

Chủ nợ có thời hạn 10 ngày[2] kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện để khiếu lại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.

Việc giải quyết khiếu nại sẽ được tòa án tiến hành theo quy định và kết quả của việc giải quyết là một trong hai trường hợp sau:

Nộp tạm ứng án phí và thụ lý vụ án:

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện (chủ nợ) biết để đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Chủ nợ có thời hạn 07 ngày[3] kể từ ngày nhận được giấy báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí để nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Chỉ khi tòa án nhận được Biên lai thu tiền tạm ứng án phí đúng như thời hạn nêu trên thì mới thụ lý giải quyết vụ án.

Trường hợp chủ nợ thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Các quy định khác:

Chủ nợ (người khởi kiện) không bắt buộc phải nộp đơn khởi kiện trực tiếp tại tòa án mà có thể gửi đơn khởi kiện đến tòa theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)[4]. Điều này tạo thuận lợi cho chủ nợ linh hoạt chọn phương thức nộp đơn khởi kiện phù hợp với điều kiện của mình.

Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì chủ nợ có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng[5] biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.

Hỗ trợ thêm:

Trên đây là toàn bộ tóm lược về thủ tục khởi kiện vụ án tại tòa án áp dụng theo pháp luật hiện hành mà chủ nợ phải tuân thủ để yêu cầu tòa án giải quyết thu hồi nợ. Để được tư vẫn, hỗ trợ thủ tục khởi kiện tại tòa án để thu hồi nợ, vui lòng tìm đến dịch vụ thu hồi nợ của Công ty luật TNHH CNC Việt Nam theo thông tin liên hệ dưới đây:

Địa chỉ: The Sun Avenue, 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Số điện thoại: (84) 28-6276 9900.

Email: contact@cnccounsel.com | Website: https://cnccounsel.com

[1] Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

[2] ĐIều 194 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[3] Khoản 2 Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

[4] Khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

[5] Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015

 

3 thoughts on “KHỞI KIỆN TẠI TÒA ÁN ĐỂ THU HỒI NỢ

  1. Pingback: THU HỒI NỢ TRONG GIAI ĐOẠN THI HÀNH ÁN – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

  2. Pingback: HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI ĐỂ THU HỒI NỢ – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.