Hiện nay, giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài đang là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều người lựa chọn. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp có nhiều ưu điểm so với việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Đây là bài viết đầu tiên của CNC liên quan đến chuỗi bài viết chuyên sâu về việc giải quyết Tranh chấp bằng Trọng tài thương mại. Theo đó, Bài viết này tập trung giới thiệu tới Khách hàng những thông tin có liên quan đến:
- Quy định của pháp luật Việt Nam về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Những ưu và nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại.
- Những vấn đề chung cần lưu ý khi giải quyết Tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại
Những bài viết khác có liên quan đến việc giải quyết Tranh chấp bằng Trọng tài thương mại sẽ được CNC cập nhật hàng tuần để Khách hàng có được góc nhìn tổng thể về phương thức giải quyết Tranh chấp bằng Trọng tài thương mại từ đó có thể lựa chọn phương thức giải quyết Tranh chấp phù hợp.
Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài thương mại
Hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 3(1) Luật thương mại năm 2005 được hiểu là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Chủ thể của hoạt động thương mại được gọi là Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp (doanh nghiệp, hợp tác xã,…), cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Theo quy định của Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định thì các tranh chấp thuộc thẩm quyền của trong tại bao gồm có:
Các tranh chấp thuộc thẩm quyền của Trọng tài thương mại
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và Thỏa thuận trọng tài
Tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.Vậy, để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì bắt buộc phải có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này phải có hiệu lực.
“Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên mà khi phát sinh tranh chấp trong hoạt động thương mại thì chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là trọng tài” – Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Căn cứ tại Điều 16 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng, nhưng hình thức phải được xác lập dưới dạng văn bản.
Thỏa thuận trọng tài vô hiệu
Theo Điều 18 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định các trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu chi tiết như dưới đây:
Đối với trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu theo các quy định nêu trên thì khi đó tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Xin lưu ý rằng theo quy định tại Điều 19 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Do vậy, việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Tương tự như việc giải quyết tranh chấp qua con đường tòa án thì giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
Các hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 có nêu ra 02 hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài như sau:
(i) Trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó. Theo đó, mỗi Trung tâm trọng tài sẽ xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài để áp dụng giải quyết các vụ tranh chấp tại trung tâm của mình.
(iI) Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Trọng tài thương mại năm 2010 và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Thực tế thì hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài được sử dụng rộng rãi, phổ biến hơn do tính thuận tiện, tiết kiệm thời gian cũng như khả thi hơn.
Phán quyết trọng tài và thi hành phán quyết trọng tài
Để có được phán quyết trọng tài thì Hội đồng trọng tài biểu quyết theo nguyên tắc đa số. Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài quyết định. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm, có hiệu lực từ ngày ban hành và không bị kháng cáo.
Về thi hành phán quyết thì các bên tự nguyện thi hành phán quyết. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan Thi hành án Dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, trường hợp theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được đăng ký.
Luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Hủy phán quyết trọng tài
Phán quyết trọng tài chỉ bị hủy bởi Quyết định hủy phán quyết trọng tài được xem xét và ban hành bởi Tòa án. Căn cứ theo Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì căn cứ huỷ phán quyết trọng tài được quy định như sau:
(i) Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
(ii) Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Hỗ trợ thêm
Trường hợp doanh nghiệp của bạn đang phải đối mặt với một vụ tranh chấp hay phải thu hồi nợ tại trọng tài thương mại thì Công ty luật TNHH CNC Việt Nam sẵn sàng được đồng hành, hỗ trợ quý khách hàng, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Địa chỉ: The Sun Avenue, 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, P. An Phú, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Số điện thoại: (84) 28-6276 9900.
Email: contact@cnccounsel.com | Website: https://cnccounsel.com
Pingback: 7 Phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Pingback: Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Pingback: Thẩm quyền của Hội đồng Trọng tài – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Pingback: Luật sư Trần Phạm Hoàng Tùng tại ADR Marathon 2024 – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Pingback: Mr. Tran Pham Hoang Tung’s participation in ADR Marathon 2024 – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam
Pingback: 05 khác biệt trong giải quyết tranh chấp thương mại bằng tòa án và trọng tài – CNC | Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam