Hợp đồng FIDIC 1999 – những giá trị còn đọng lại sau mỗi buổi thảo luận
Đã 20 năm kể từ khi Hiệp hội Quốc tế các Kỹ sư tư vấn (FIDIC) giới thiệu bộ Hợp đồng mẫu gồm Cuốn Màu Đỏ (do Chủ Đầu tư thiết kế và Nhà thầu thi công), Cuốn Màu Vàng (do Nhà thầu thiết kế và thi công), Cuốn Màu Bạc (EPC/Turnkey) và cuốn màu Xanh (Phiên bản ngắn gọn) dùng trong lĩnh vực xây dựng, Việt Nam vẫn đang trên con đường tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, giá trị của bộ Hợp đồng FIDIC 1999 này để có thể áp dụng cho phù hợp với các vấn đề đặc thù của mình.
Tự hào một thành viên trong đại gia đình Coteccons Group, Boho hiểu được giá trị và những ý nghĩa của việc mời CNC chia sẻ về chủ đề “Kỹ năng quản lý hợp đồng FIDIC 1999” cho các nhân sự chủ chốt của công ty.
Boho cũng là Nhà thầu trang trí, nội thất thứ 4 mà CNC có cơ hội được hợp tác trong năm 2019 bên cạnh các tên tuổi khác như AA Corporation, Lecade, và Solid Interior.
Những câu hỏi, những băn khoăn và những mục đích khác nhau mà các nhân sự Boho nêu ra tại buổi thảo luận đều được Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân giải đáp hoặc hướng dẫn các nhân sự tìm ra câu trả lời thỏa đáng nhất cho hoàn cảnh pháp lý của mình. Đáng chú ý phải kể tới những vấn đề về
– Lịch sử hình thành và mục đích của FIDIC;
– Các phiên bản và đặc điểm của từng phiên bản Hợp đồng do FIDIC ấn hành;
– Nguyên tắc lựa chọn mẫu hợp đồng FIDIC phù hợp nhất;
– Cách phân chia rủi ro giữa các phiên bản, và giữa các bộ hợp đồng FIDIC với nhau;
– “Thần chú” để có thể “nhớ” bốn cuốn hợp đồng FIDIC trong “một nốt nhạc”;
– Các điểm giống, khác nhau giữa các phiên bản;
– Những điều cần lưu ý khi chuẩn bị các điều kiện riêng; và
– “Nghệ thuật” đặt ra các câu hỏi trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thầu, vừa đảm bảo không vi phạm các yêu cầu của chỉ dẫn thầu, vừa có đủ cơ sở để bảo vệ nhà thầu về sau.
Với nhiều năm kinh nghiệm và trải qua nhiều hợp đồng phức tạp có liên quan đến bộ hợp đồng FIDIC 1999, Luật sư Lê Thế Hùng có những chia sẻ rất thật về những vấn đề thực tiễn phát sinh và hướng xử lý phù hợp, tùy thuộc vào vị trí, vai trò của từng người khi tham gia dự án.
Bên cạnh đó, buổi thảo luận cũng trở nên sinh động, thú vị hơn và các học viên thấy được mình là một phần trong hành trình khám phá những vấn đề của thực tiễn khi được tham gia đóng vai là Chủ Đầu tư, là Nhà thầu và Nhà Tư vấn và cho ý kiến về nhiều vấn đề như:
– Cách sắp xếp các tài liệu hợp đồng cho phù hợp;
– Đâu là các thỏa thuận của hợp đồng và đâu là bằng chứng của việc thực hiện các thỏa thuận đó;
– Những ý nghĩa pháp lý khi Biên Bản Nghiệm Thu, Bàn Giao được cấp cho nhà thầu;
– Thế nào là một phát sinh;
– Thời điểm cuối cùng để Nhà tư vấn có thể khởi động một vấn đề về phát sinh;
– Cơ sở để đánh giá các phát sinh;
– Trình tự và thủ tục để triển khai các phát sinh;
– Các cơ chế để xác định giá hoặc đơn giá phù hợp.
Qua đó, các học viên hoàn toàn loại bỏ được suy nghĩ “hợp đồng FIDIC về cơ bản là để bảo vệ Chủ đầu tư” và tin tưởng hơn vào việc áp dụng các điều kiện của hợp đồng do FIDIC ấn hành.
Đối với CNC, những điều đọng lại sau buổi thảo luận không chỉ là tiếng cười, là quyết tâm của các nhân sự Boho trong việc áp dụng các hợp đồng theo mẫu FIDIC mà quan trọng hơn, CNC tự hào rằng sau mỗi buổi chia sẻ như vậy, mỗi người sẽ là một hạt giống để lan tỏa đến những người khác về các nguyên tắc mà FIDIC đặt ra từ đó giúp những người trong cuộc có cùng tiếng nói, hạn chế các bất đồng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh.
Nhấp để biết thêm thông tin về các khóa đào tạo do CNC thực hiện hoặc gọi lại cho chúng tôi theo số 028 6276 9900.
Dưới đây là một số khoảnh khắc mà CNC ghi lại được trong buổi chia sẻ.
Luật sư Ngân trình bày tại buổi chia sẻ
Luật sư Ngân giải thích về nguyên tắc phân chia rủi ro trong hợp đồng FIDIC
Các học viên thảo luận về thứ tự ưu tiên của tài liệu hợp đồng
Luât sư Hùng trao đổi về những tình huống thực tế chấm dứt hợp đồng
Thank you for your encouragement. Wish you ever success and happiness. If you need any assistance, please kindly drop us an email to contact@cnccounsel.com or call us at +84-28 6276 9900.