Quy định bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay

Ngày đăng: Thứ Ba, 03/01/23 Người đăng: Vo Tinh

Việc bồi thường giải phóng mặt bằng khiến cho nhiều chủ đầu tư lo lắng, e ngại trong việc bồi thường sẽ không thỏa đáng. Đây cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, vướng mắc khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất. Để giúp Qúy khách hàng hiểu rõ hơn về quy định bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay cũng như là Quy trình nhận bồi thường giải phóng mặt bằng CNC COUSEL xin gửi đến các bạn bài viết sau đây.

Các trường hợp Nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng

Căn cứ vào Điều 61, 62, 64, 65 Luật đất đai 2013 có 3 trường hợp sau Nhà nước tiến hành thu hồi đất để giải phóng mặt bằng. Cụ thể như sau:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quy định về bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay

Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất sẽ có 2 khoản đền bù bao gồm bồi thường về đất và bồi thương chi phí vào đất còn lại

Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013)

  • Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường ( Căn cứ theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 )
  • Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
  • Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời thực hiện theo đúng thẩm quyền và thủ tục của pháp luật.

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

Người được giao đất đã đầu tư để tìm kiếm, khai thác lợi nhuận ổn định trên đất. Các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:

  • Chi phí san lấp mặt bằng;
  • Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
  • Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
  • Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:

  • Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  • Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Theo quy định tại Điều 83 Luật Đất đai 2013, việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được thực hiện như sau:

Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là:

  • Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất thi ngoài được bồi thường theo quy định thì còn được xem xét hỗ trợ. Hỗ trợ được thực hiện linh động, phù hợp với trường hợp cụ thể. Không hỗ trợ đối với tất cả đất được thu hồi.
  • Việc hỗ trợ đảm bảo khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Các cơ quan nhà nước phải tiến hành minh bạch trong xác định căn cứ để hỗ trợ đúng đối tượng.

Các khoản hỗ trợ bao gồm:

  • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Khi người sử dụng sinh sống và sản xuất trên đất bị thu hồi.
  • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Để họ có được công việc mới liên quan, phù hợp với công việc đang thực hiện gắn với đất.
  • Hỗ trợ tái định cư đối với đối tượng sinh sống ổn định trên đất.
  • Các hỗ trợ khác.

Tái định cư

Theo Điều 22 Nghị định 47/2014/NĐ-CP, việc hỗ trợ tái định cư được thực hiện như sau:

  • Nếu nhận đất ở, nhà ở tái định cư mà số tiền được bồi thường về đất nhỏ hơn giá trị một suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ khoản chênh lệch giữa giá trị suất tái định cư tối thiểu và số tiền được bồi thường về đất
  • Nếu tự lo chỗ ở thì ngoài việc được bồi thường về đất còn được nhận khoản tiền hỗ trợ tái định cư. UBND cấp tỉnh căn cứ quy mô diện tích đất ở thu hồi, số nhân khẩu của hộ gia đình và điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Quy định bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay

Quy trình nhận bồi thường giải phóng mặt bằng

Bước 1: Nhận thông báo thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Tiến hành thu hồi đất theo quy định

Bước 3: Thống kê tất cả tài sản trên diện tích đất đang có

Bước 4: Lập kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng

Bước 5: Thu thập ý kiến của dân

Bước 6: Hoàn thành hồ sơ bồi thường

Bước 7: Tiến hành chi trả, bồi thường giải phóng mặt bằng

Bước 8: Bàn giao địa điểm cho chủ đầu tư

Thông tin liên hệ

Trên đây là những nội dung về bồi thường giải phóng mặt bằng hiện nay mà bạn có thể đang cần. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:

 

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.