Trong việc xây dựng nhà ở hay bất kỳ một công trình xây dựng nào thì cần phải xin giấy phép xây dựng. Nếu tự ý xây dựng mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền sẽ nhận mức phạt theo quy định của pháp luật. Vậy hồ sơ xin giấy phép xây dựng bao gồm những thành phần nào? Thủ tục ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Các trường hợp xin giấy phép xây dựng
Căn cứ tại khoản 1 Điều 89 Luật xây dựng 2014 sửa đổi, bổ sung 2020 quy định về các công trình xây dựng phải xin giấy phép xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư như sau:
- Công trình không thuộc bí mật nhà nước; không thuộc công trình xây dựng khẩn cấp;
- Công trình không thuộc dự án sử dụng vốn của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thuộc cơ quan nhà nước;
- Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
- Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao nhưng không có quy hoạch chi tiết 1/500 và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, không được thẩm định thiết kế xây dựng;
- Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn, ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
- Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô trên 07 tầng và tổng diện tích mặt sàn trên 500 m2 không có quy hoạch chi tiết 1/500 được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực đã quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
- Công trình xây dựng chính;
- Các trường hợp còn lại trừ các trường hợp được miễn theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng
Theo Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép xây dựng bao gồm các thành phần sau:
- Đơn xin cấp giấy phép xây dựng theo Mẫu số 01.
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật đất đai ( Có thể là bản sao hoặc file chứa bản chính)
- 2 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:
- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;
- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;
- Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;
- Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.\
Thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ đầu tư sẽ nộp hồ sơ cho cơ quan có Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được phân cho Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng); Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ban quản lý khu công nghiệp.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Và tiến hành ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định
Bước 3: Thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa; bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tiến hành thẩm định hồ sơ kiểm tra thực địa trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận. Nếu trong vòng 5 ngày làm việc hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo văn bản kèm hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có cần phải tiến hành bổ sung bổ sung hồ sơ theo văn bản. Nếu hồ sơ tiếp tục lại không đáp ứng thì trong vòng 3 ngày, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho chủ đầu tư lý do xin giấy phép xây dựng không thành công.
Bước 4: Lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định của Luật này để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;
Bước 5: Nhận kết quả xin cấp giấy phép xây dựng
Cơ quan có thẩm quyền có quyền xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng trong thời gian 30 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì Cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định.
Mức phạt khi không có giấy phép xây dựng
Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
(1) Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2).
(2) Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.
Ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những nội dung về Thủ tục xin giấy phép xây dựng 2023 mà bạn có thể đang cần. Hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ sau:
- Địa chỉ: 28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Điện thoại: (84) 28-6276 9900
- Hot line: (84) 916-545-618
- Email: contact@cnccounsel.com
- Website: