CNC tham dự Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Ngày đăng: Thứ Ba, 30/07/24 Người đăng: Ngan Nguyen
Mr. Le The Hung and Mr. Tran Pham Hoang Tung participated in the International Conference on Dispute Avoidance/Adjudication Board in Indonesia

Trong hai ngày 18-19/7/2024, Luật sư Lê Thế HùngLuật sư Trần Phạm Hoàng Tùng đã tham dự Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia.

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

 

Chủ đề lần này của Hội thảo là việc “Đồng bộ hóa việc áp dụng Hợp đồng FIDIC với quy định của từng quốc gia để phòng tránh tranh chấp”, do PADSK phối hợp cùng Hội pháp luật Xây dựng Indonesia (SCLI) tổ chức, với sự hỗ trợ của DRBF và Trường Đại học Pekalongan.

Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia uy tín trong lĩnh vực xây dựng tại khu vực Đông Nam Á cũng như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Thụy Điển, UEA, Australia,…với những diễn giả được xem hàng đầu khu vực và thế giới như:

  • Giáo sư Sarwono Hardjomujadi, Chủ tịch SCL Indonesia, Ban giám đốc DRBF Khu vực 2, đại sứ FIDIC
  • Ông Peter Scott Caldwell, Ban giám đốc DRBF khu vực 2
  • Giáo sư Toshihiko Omoto, giáo sư thỉnh giảng Đại học Kyoto Nhật Bản
  • Giáo sư Zhang Suibo, Hiệu trưởng trường Quản lý dự án quốc tế, Đại học Thiên Tân Trung Quốc,
  • Bà Aisha Nadar, Chủ tịch DRBF Khu vực 2, Đại diện DRBF tại Thụy Điển
  • Ông Castro Salvador, Ban giám đốc DRBF Khu vực 2, Đại diện DRBF tại Philipphine
  • Ông Jeremy Glover, Luật sư thành viên Fenwick Elliot, Chủ tịch DRBF tại Anh Quốc.

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Giáo sư Sarwono Hardjomujadi, Chủ tịch SCL Indonesia, Ban giám đốc DRBF Khu vực 2, đại sứ FIDIC

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Ông Peter Scott Caldwell, Ban giám đốc DRBF khu vực 2

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Bà Aisha Nadar Chủ tịch DRBF Khu vực 2, Thụy Điển

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Giáo sư Toshihiko Omoto, giáo sư thỉnh giảng Đại học Kyoto Nhật Bản

Thông qua 10 phiên thảo luận xuyên suốt 02 ngày diễn ra Hội thảo, các diễn giả và người tham dự đã cùng nhau trao đổi sôi nổi và chuyên sâu về các khía cạnh của phòng ngừa và giải quyết tranh chấp xây dựng theo hợp đồng FIDIC, bao gồm việc tăng cường và thúc đẩy sử dụng Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp (DAAB/DAB) như là một công cụ quản lý hợp đồng xây dựng hiệu quả, ngăn ngừa và giải quyết nhanh chóng các tranh chấp phát sinh.

Theo đó, nhiều thông tin hữu ích, những góc nhìn đa chiều về kinh nghiệm thực tiễn và giải pháp hữu ích trong việc phòng ngừa tranh chấp xây dựng thông qua các chủ đề mang tính thiết thực cao, chẳng hạn:

  • Quy định về giải quyết tranh chấp của các quốc gia khu vực châu Á;
  • Các câu chuyện về sự thành công của DAAB;
  • Thực tế áp dụng DAAB theo FIDIC 2017 và DAB của FIDIC 1999/2010;
  • Sự quan trọng của Điều kiện cụ thể trong việc phòng ngừa tranh chấp;
  • Các phương pháp giải quyết tranh chấp thay thế bằng hòa giải, trọng tài và DAAB;
  • Tổng quan và các vướng mắc trong việc sử dụng DAAB tại các nước châu Á;
  • Chức năng “phòng ngừa tranh chấp” của DAAB;
  • Cùng nhiều chủ đề thú vị khác.

Với tinh thần giao lưu, học hỏi những kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, 03 bài trình bày của Hội Pháp luật Xây dựng Việt Nam (SCLVN) cũng nhận được sự đánh giá cao của những người tham dự Hội nghị, bao gồm:

  • Thực tiễn áp dụng cơ chế Ban phòng ngừa và xử lý Tranh chấp tại Việt Nam – Luật sư Lê Thế Hùng, Phó Chủ tịch SCLVN, Giám đốc Điều hành Công ty Luật CNC.
  • Pháp luật về giải quyết tranh chấp tại Việt Nam– TS. Nguyễn Thị Hoa, thành viên Ban thường vụ SCLVN, giảng viên khoa luật quốc tế ĐH Luật TpHCM.
  • Trường hợp của Việt Nam từ góc nhìn quản lý nhà nước – Ông Bùi Thái Bình, Chuyên viên Phòng Kinh tế đầu tư và Hợp đồng Xây dựng, Cục kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng.

Với phần trình bày của mình, Luật sư Hùng dẫn nhiều ví dụ về thực tiễn áp dụng Ban phòng ngừa và xử lý Tranh chấp (DAAB) tại Việt Nam.

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Luật sư Lê Thế Hùng cùng các diễn giả bàn về thực tiễn áp dụng Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Thực tiễn phổ biến nhất, đơn giản nhất và thuận tiện nhất là “không áp dụng” cơ chế Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp. Theo đó, Các Bên có xu hướng chung là “xóa bỏ” tất cả các quy định có liên quan đến Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp trong các Hợp đồng Xây dựng có sử dụng mẫu Hợp đồng FIDIC.

Tiếp đến, khi đã bắt đầu hiểu được ý nghĩa và giá trị của Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp thì Các Bên bắt đầu chú ý đến việc sửa đổi các quy định của Hợp đồng cho phù hợp.

Theo Luật sư Hùng, từ việc sửa đổi các quy định của Hợp đồng FIDIC để trao quyền cho Nhà Tư vấn hành động với vai trò của Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tới việc sửa đổi, bổ sung chi tiết các quy định về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp trong từng Hợp đồng là một bước tiến dài trong thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

Trên cơ sở những ví dụ đó, Luật sư Hùng cũng nêu rõ 5 đặc điểm chung khi áp dụng cơ chế Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Việt Nam, bao gồm:

  • Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp không phổ biến
  • Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp gần như không áp dụng trong các dự án tư nhân
  • Các dự án đầu tư công có nhiều khả năng hơn để áp dụng cơ chế Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp
  • Trong một số trường hợp, cơ chế Hòa giải được áp dụng để thay thế cho cơ chế Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp
  • Chức năng ngăn ngừa Tranh chấp của Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp gần như không đạt được.

Những đặc điểm nêu trên chỉ ra những thách thức trong thực tiễn áp dụng Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Việt Nam. Theo Luật sư Hùng, 5 thách thức chính trong thực tiễn áp dụng DAAB tại Việt Nam liên quan đến các nhóm vấn đề về:

  • Chi phí
  • Khả năng điều tra, tìm hiểu thông tin của Các Bên đối với Thành viên Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp
  • Khung pháp lý
  • Vấn đề thực thi
  • Thủ tục phức tạp

Dẫn ví dụ về Chi phí, Luật sư Hùng chia sẻ về những khó khăn của Các Bên trong việc xin các chấp thuận, phê duyệt của cơ quan chức năng đối với mức chi phí phải trả cho Thành viên Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp. Nhiều dự án, có thể phải mất 12 tháng chỉ để có được các chấp thuận về nguyên tắc đối với chi phí thanh toán cho Thành viên Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp.

Không chỉ vậy, chi phí phải trả cho Thành viên Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp chưa được xem xét như là một chi phí của việc quản lý dự án mà đang bị xem xét như là chi phí pháp lý để giải quyết tranh chấp. Điều này dẫn tới hệ quả là khi lập dự toán, chi phí dự phòng để trả cho Thành viên Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp không bao gồm trong dự án.

Tương tự như vậy, Việt Nam gần như chưa có bất kỳ khung pháp lý nào về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp. Thực tế này đặt ra những thách thức cho Các Bên trong việc xác định tiêu chí ứng viên, thủ tục và quy chế để Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp hoạt động, khả năng công nhận và thực thi của các Quyết định do Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp ban hành.

Theo Luật sư Hùng, chỉ khi 5 thách thức nêu trên được tháo gỡ thì việc áp dụng cơ chế Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp mới thực sự trở thành xu thế chung, ngăn ngừa các tranh chấp hoặc xử lý các tranh chấp tại thời điểm phát sinh, giúp hạn chế chi phí cho tất cả các bên vì mục tiêu chung của Dự án.

Với tinh thần hợp tác, giao lưu quốc tế và tham gia đóng góp ý kiến cho các hội thảo uy tín trong khu vực, CNC một lần nữa khẳng định cam kết của mình trong việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để giữ vững vị thế là công ty luật hàng đầu trong dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản – hạ tầng và giải quyết tranh chấp.

Một số hình ảnh nổi bật tại hội thảo về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia

Hội thảo quốc tế về Ban Phòng ngừa và Xử lý Tranh chấp tại Indonesia thành công tốt đẹp

Content Protection by DMCA.com

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.