Thường Trú Tại Việt Nam

Ngày đăng: Thứ tư, 01/02/23 Người đăng: Ngan Nguyen
Thường trú tại Việt Nam

Thường trú tại Việt Nam

Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng luôn là địa điểm nằm trên các bảng xếp hạng về các điểm đến tốt nhất cho người nước ngoài.

Thậm chí, ngoài những người có sở thích đi du lịch, thì vẫn có nhiều người nước ngoài có mong muốn định cư tại Việt Nam – một trong những quốc gia tuy có mức sống không quá cao nhưng vẫn đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cần thiết.

Chính vì vậy, việc sở hữu thẻ thường trú (Permanent Residence Card – PRC) tại Việt Nam sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khách nước ngoài, cụ thể:

Thứ nhất, người nước ngoài sở hữu PRC có thể nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam mà không cần đến thị thực (hay còn gọi là visa)[1].

Thứ hai, người nước ngoài sau khi có PRC sẽ không cần phải gia hạn thời gian ở Việt Nam như khi sở hữu thẻ tạm trú (Temporary Residence Card – TRC), vì lúc này, người nước ngoài được cư trú không thời hạn.

Thứ ba, người nước ngoài có PRC sẽ được bảo hộ tính mạng, danh dự, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng khác.

Thứ tư, người nước ngoài có PRC được quyền bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con vào Việt Nam thăm[2].

Tuy nhiên, vì người nước ngoài có thể cư trú không thời hạn tại Việt Nam khi sở hữu PRC nên điều kiện để cấp loại thẻ này được quy định vô cùng chặt chẽ.

Các trường hợp được xét cho thường trú tại Việt Nam

Người nước ngoài sẽ được xét cho thường trú tại Việt Nam trong các trường hợp sau[3]:

THƯỜNG TRÚ TẠI VIỆT NAM
Trường hợp được xem xét cấp PRC

Có thể thấy, các trường hợp người nước ngoài được xem xét cấp PRC không nhiều, ngoài ra, để được xem xét cấp, những người này trước tiên cần phải đáp ứng những điều kiện sau đây[4]:

Điều kiện cần đáp ứng trước khi được xem xét cấp PRC
Điều kiện cần đáp ứng trước khi được xem xét cấp PRC

Thủ tục cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam[5].

  • Đơn xin cấp PRC;
  • Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
  • Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
  • Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
  • Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cấp PRC;
  • Giấy bảo lãnh đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
  • Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Bước 2: Người xin thường trú nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú[6].

  • Đối với người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước; và người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì cần nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
  • Đối với trường hợp người nước ngoài được bảo lãnh bởi cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam; và trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch nhưng đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước thì cần nộp hồ sơ tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú.

Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
  • Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ chưa nhận, hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài xin thường trú để bổ sung.
  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Bước 3: Cục Quản lý xuất nhập cảnh thông báo bằng văn bản quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc người nước ngoài xin thường trú[7].

Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Nếu được chấp nhận, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú thông báo người nước ngoài được giải quyết cho thường trú.

Bước 4: Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, người nước ngoài phải đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú:

Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ thường trú cho người đến nhận kết quả.

  • Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần (ngày lễ, tết nghỉ).

Phí/Lệ phí (nếu có): 100 USD/thẻ[8].

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn xin thường trú (NA12), trong trường hợp người nước ngoài được bảo lãnh thì cần Giấy bảo lãnh cho người nước ngoài (NA11) kèm theo Đơn xin thường trú.

[1] Khoản 2 Điều 12 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[2] Điểm c khoản 1 Điều 44 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[3] Điều 39 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[4] Điều 40 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[5] Khoản 1 Điều 41 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[6] Điều 5 Thông tư 31/2015/TT-BCA về hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.

[7] Điều 41 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

[8] Thông tư 25/2021/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

 

Liên hệ

Trong các bài viết tiếp theo, CNC sẽ lần lượt phân tích các nội dung quan trọng khác liên quan đến quy định pháp luật Trọng tài thương mại Việt Nam.

Bất kỳ ý kiến đóng góp, hiệu chỉnh nào của độc giả đối với các nội dung trong bản tin này hoặc cần CNC hỗ trợ thêm, vui lòng gửi về:

 

CÔNG TY LUẬT TNHH CNC VIỆT NAM

Địa chỉ:             28 Đại lộ Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Tp. Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:        (84) 28-6276 9900

Hot line:            (84) 916-545-618

Email:               contact@cnccounsel.com

Website:      cnccounsel

cnclicense.com

hopdongmau.net

Phụ trách

Luật sư Nguyễn Thị Kim Ngân | Luật sư Thành viên

Điện thoại: (84) 919 639 093

Email: ngan.nguyen@cnccounsel.com

 

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.