Đăng Ký Kết Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài

Ngày đăng: Thứ Tư, 24/04/19 Người đăng: Admin

Tại Việt Nam, Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có lẽ thủ tục mà những những người trong cuộc cảm thấy phức tạp nhất và gây ra nhiều phiền toái nhất cho các bên trước khi bước vào đời sống hôn nhân.

Thực tế ghi nhận không ít trường hợp, các bên lựa chọn “bỏ cuộc” và chấp nhận cuộc sống hôn nhân trên thực tế mà không đăng ký kết hôn theo quy định, hoặc sẽ lựa chọn quốc gia có thủ tục đăng ký kết hôn linh hoạt, thuận tiện hơn sau đó quay về Việt Nam để làm thủ tục “ghi trú việc kết hôn”. Trong nhiều trường hợp, các bên thậm chí đã phải dành rất nhiều thời gian, và tốn kém rất nhiều chi phí chỉ để tuân thủ với các yêu cầu của luật pháp Việt Nam khi đăng ký kết hôn.

Bài viết này được CNC chuẩn bị với mục đích tổng hợp và giới thiệu với các bên một cách chi tiết, cụ thể về những vấn đề có liên quan như:

  • trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • các hồ sơ, tài liệu cần thiết phải chuẩn bị trước khi nộp hồ sơ
  • cơ quan có thẩm quyền giải quyết các hồ sơ đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
  • các chi phí, lệ phí phải trả; thực tế thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Tp. Hồ Chí Minh, và cuối cùng là
  • những câu hỏi thường gặp liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Người Đủ Điều Kiện đăng ký kết hôn

Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cần tuân thủ các điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật mà người đó có quốc tịch và các điều kiện sau đây theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể:

Điều kiện kết hôn, Điều 8.1, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Các Trường Hợp bị cấm kết hôn

Việc đăng ký kết hôn sẽ không được thực hiện khi xảy ra các trường hợp sau đây:

Trường hợp cấm kết hôn, Điều 8.1(d), Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài sẽ trải qua các bước sau đây:

Các bên phải trực tiếp chuẩn bị, ký tên và nộp hồ sơ

Cần lưu ý về nội dung, và cách thức ghi chú trong tờ khai đăng ký. Tham khảo các hướng dẫn của chuyên viên phụ trách hồ sơ hoặc luật sư có kinh nghiệm.

Khi xét thấy cần thiết, các bên sẽ nhận được lịch phỏng vấn và tham dự (các) phỏng vấn theo yêu cầu.

Trong hầu hết các trường hợp, sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân nên được mang theo. Các bản sao dự phòng là cần thiết.

Thời gian xử lý hồ sơ, thẩm tra và đánh giá hồ sơ là 10 ngày làm việc, tuy nhiên việc xử lý hồ sơ trên thực tế có thể kéo dài (dự kiến) là 25 ngày làm việc.

Thông thường, sau buổi phỏng vấn các bên sẽ nhận được thời gian trả kết quả và trao giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chính xác.

Hỗ trợ của thông dịch viên hoặc Luật sư có năng lực và kinh nghiệm là cần thiết và được kiến nghị.

Các bên phải có mặt đầy đủ và hai bên cùng ký tên vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn.

Những hồ sơ, tài liệu cần chuẩn bị

Khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn các bên cần chuẩn bị đầy đủ các tài liệu sau:

Trong trường hợp đặc biệt, ngoài các giấy tờ trên, các bên có thể phải chuẩn bị các hồ sơ sau đây:

Đối với văn bản nước ngoài, để đủ điều kiện sử dụng thì các bên phải:

Tham khảo danh sách các nước và các loại giấy tờ  được miễn hợp pháp hóa lãnh sự xem tại Trang Thông tin điện tử của Cục Lãnh sự – Bộ Ngoại giao Việt Nam tại địa chỉ: https://lanhsuvietnam.gov.vn/danhsachmienHPHLS.

Lưu ý hữu ích

Thông tin các sở ngoại vụ quan trọng tại Việt Nam:

– Tại Hà Nội: Số 10, Lê Lai, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
– Tại Đà Nẵng: Tầng 25, Trung tâm Hành chính, số 24 Trần Phú, Tp. Đà Nẵng, Việt Nam
– Tại Tp. Hồ Chí Minh: số 6 đường Alexandre De Rhodes,Phường Bến Nghé, Quận 1,Tp. Hồ Chí Minh,Việt Nam

Các bên phải trực tiếp chuẩn bị, ký tên và nộp hồ sơ.

Cần lưu ý về nội dung, và cách thức ghi chú trong tờ khai đăng ký.

Tham khảo các hướng dẫn của chuyên viên phụ trách hồ sơ hoặc luật sư có kinh nghiệm.

Khi xét thấy cần thiết, các bên sẽ nhận được lịch phỏng vấn và tham dự (các) phỏng vấn theo yêu cầu.

Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hoặc nơi cư trú của một trong hai bên là người nước ngoài có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký kết hôn.  Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cơ quan có thẩm quyền: Phòng Tư pháp UBND cấp quận nơi công dân Việt Nam cư trú.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

STT Tài liệu Ghi chú
1 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên
  • Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi xuất cảnh xác nhận về tình trạng hôn nhân của đương sự trong thời gian trước khi xuất cảnh
  • Cơ quan đại diện Việt Nam nơi đương sự tạm trú từ 6 tháng trở lên trước khi đến nước tiếp nhận xác nhận về tình trạng hôn nhân của đương sự trong thời gian tạm trú tại nước đó.
2 Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi
  • Liên hệ: Bệnh Viện Tâm Thần – TP.HCM (Địa chỉ: 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM)
  • Điện thoại: (028) 9234675
  • Chi phí: 600.000/người (VND)
3 Giấy xác nhận đăng ký tạm trú của vợ/chồng là công dân nước ngoài
  • Cơ quan có thẩm quyền xác nhận: Công an quận nơi người này đăng ký tạm trú.
4 Tờ khai đăng ký kết hôn
  • Nhận mẫu tại Phòng Tư pháp UBND quận
5 Sổ hộ khẩu, CMND của vợ/chồng là công dân Việt Nam
  • Bản sao, kèm bản chính để đối chiếu
6 Ảnh 3×4 nền trắng
  • Số lượng: 6, trong đó: 4 ảnh để xin Giấy chứng nhận sức khỏe và 2 ảnh để dán lên tờ khai đăng ký kết hôn.
  • Chi phí: 1.000.000 đồng (Một triệu đồng).
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

Các Câu Hỏi} thường gặp

Dưới đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp mà CNC nhận được liên quan đến vấn đề đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài:

Thẩm Quyền Đăng Ký Kết Hôn

“Tôi và chồng tôi là công dân có quốc tịch Đức, cư trú ở Việt Nam đã được 05 năm rồi, nay chúng tôi muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam, chúng tôi có thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam được không hay phải về Đức? Nếu có thì cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký cho chúng tôi?”

Bạn có thể đăng ký kết hôn tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho vợ chồng bạn.

“Hiện tại tôi có hộ khẩu thường trú tại phường Tân Quy, quận 7, Tp HCM, chồng sắp cưới của tôi là công dân Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, hiện tại anh ấy có 02 quốc tịch Nhật và Việt Nam. Nay chúng tôi muốn đăng ký kết hôn tại Việt Nam nhưng không biết cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký kết hôn cho chúng tôi?”

Vì chồng bạn có hai quốc tịch Nhật Bản và Việt Nam nên việc bạn và chồng sắp cưới của bạn đăng ký kết hôn thuộc trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Đối với trường hợp này, phòng Tư pháp UBND cấp quận nơi công dân Việt Nam cư trú là nơi có thẩm quyền đăng ký kết hôn, cụ thể ở đây là phòng Tư pháp UBND quận 7.

Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

“Tôi công dân có quốc tịch Thái Lan, tôi muốn kết hôn với vợ người Việt Nam, nhưng không biết sẽ mất bao lâu để hoàn tất thủ tục để tôi có thể sắp xếp thời gian sang Việt Nam?”

Thời gian xử lý hồ sơ, thẩm tra và đánh giá hồ sơ là 10 ngày làm việc, tuy nhiên việc xử lý hồ sơ trên thực tế có thể kéo dài (dự kiến) là 25 ngày làm việc.

Hồ sơ đăng ký kết hôn

“Tôi công dân có quốc tịch Thái Lan, tôi muốn kết hôn với vợ người Việt Nam, nhưng không biết sẽ mất bao lâu để hoàn tất thủ tục để tôi có thể sắp xếp thời gian sang Việt Nam?”

Để đăng ký kết hôn, về cơ bản bạn cần chuẩn bị các tài liệu sau đây:

  1. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên,
  2. Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi,
  3. Giấy xác nhận đăng ký tạm trú của hồng là công dân nước ngoài,
  4. Tờ khai đăng ký kết hôn,
  5. Sổ hộ khẩu, CMND của vợ là công dân Việt Nam,
  6. Ảnh 3×4 nền trắng.

Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự

“Tôi phải làm gì để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự?”

Theo thông tư số 01/2012/TT-BNG, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Cục Lãnh sự (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ TP.HCM (184 Bis Pasteur, Quận 1, TP.HCM) hoặc tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Thành phần hồ sơ: tham khảo tại: https://www.mofahcm.gov.vn.

Bước 2. Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ TP.HCM xem xét, giải quyết.

Bước 3. Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện đối với hình thức nộp qua đường bưu điện.

Theo thông tư số 01/2012/TT-BNG, thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm các bước sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Cục Lãnh sự (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ TP.HCM (184 Bis Pasteur, Quận 1, TP.HCM) hoặc tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Thành phần hồ sơ: tham khảo tại: https://www.mofahcm.gov.vn.

Bước 2. Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ TP.HCM xem xét, giải quyết.

Bước 3. Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện đối với hình thức nộp qua đường bưu điện.

“Tôi là người Việt Nam chuẩn bị đăng ký kết hôn với vợ là người Cam-pu-chia, chúng tôi đang chuẩn bị hồ sơ và không biết có phải hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của vợ tôi do cơ quan bên Cam-pu-chia cấp hay không?”

Theo quy định tại Điều 9.4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự, giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải HPH, CNLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài thì cũng được miễn HPH, CNLS. Thông tư 01/2012/TT-BNG ngày 20/3/2012 của Bộ Ngoại giao Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự. Theo đó, Cam-pu-chia là một trong những quốc gia được miễn HPH, CNLS, do đó bạn không cần HPH, CNLS các giấy tờ của vợ bạn. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin tại địa chỉ sau: https://lanhsuvietnam.gov.vn/danhsachmientru HPHLS

“Tôi muốn hợp pháp hóa lãnh sự một số giấy tờ để nộp kèm hồ sơ đăng ký kết hôn, nhưng tôi không biết đến đâu để làm thủ tục này?”

Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Cục Lãnh sự (40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ TP.HCM (184 Bis Pasteur, Quận 1, TP.HCM) hoặc tại trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương được Bộ Ngoại giao ủy quyền tiếp nhận hồ sơ chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Điều kiện đăng ký kết hôn

“Tôi là người Canada đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến nay, tôi muốn kết hôn với vợ là công dân Việt Nam, vậy tôi cần đáp ứng các điều kiện gì để được kết hôn?”

Để kết hôn với người là công dân Việt Nam, bạn cần đáp ứng các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8.1 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, cụ thể gồm các điều kiện sau:

  1. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
  2. Nam, nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; và
  3. Không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn.

Đồng thời, bạn cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kết hôn của quốc gia nơi bạn có quốc tịch, cụ thể ở đây là Canada.

“Hiện tại tôi đang chuẩn bị các hồ sơ để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn, sau đó tôi mới phát hiện chồng tôi – công dân Trung Quốc đã có vợ bên Trung Quốc và vẫn chưa ly hôn. Vậy tôi có được đăng kết hôn nữa hay không? Và tôi nên làm gì trong trường hợp này.”

Nếu chồng sắp kết hôn của bạn đã có vợ và chưa ly hôn thì bạn không thể đăng ký kết hôn với người này tại Việt Nam do vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bạn và chồng dự định kết hôn của bạn chỉ được đăng ký kết hôn khi người này đã ly hôn vợ cũ và ở trong tình trạng độc thân.

Các thủ tục liên quan và chi phí đăng ký kết hôn

“Hiện tại tôi đang sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh, chồng tôi- có quốc tịch Anh, chúng tôi muốn đăng ký kết hôn và được yêu cầu phải có giấy xác nhận, kiểm tra về tình hình sức khỏe? vậy tôi phải đến đâu để kiểm tra và kiểm tra sức khỏe tổng quát hay như thế nào?”

Bạn cần có Giấy xác nhận không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi. Bạn vui lòng liên hệ Bệnh Viện Tâm Thần – TP.HCM, số 766 Võ Văn Kiệt, Phường 1, Quận 5, TP. HCM để đặt lịch kiểm tra. Chi phí: 600.000/người (VND).

“Giấy xác nhận đăng ký tạm trú của vợ/chồng là công dân nước ngoài do cơ quan nào cấp?”

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký tạm trú là Công an quận nơi người vợ/chồng đăng ký tạm trú.

“Thủ tục đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài có thể ủy quyền cho Luật sư làm thay được không?”

Trong quá trình làm thủ tục đăng ký kết hôn, các công việc sau bắt buộc phải do các bên trực tiếp tham gia: (i) Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền; (ii) Đến cơ quan có thẩm quyền để phỏng vấn về các điều kiện kết hôn; và (iii) nếu các điều kiện kết hôn của hai bên đều đáp ứng thì hai bên phải có mặt để ký và cung cấp giấy tờ tùy thân để nhận giấy đăng ký kết hôn.

Như vậy, hai bên không thể ủy quyền toàn bộ cho Luật sư thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Thay vào đó, Luật sư có thể hướng dẫn, tư vấn cho các bên về quy trình, thủ tục, cách thức chuẩn bị hồ sơ và hỗ trợ các bên trong quá trình thực hiện thủ tục.

“Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân?”

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bao gồm:

  1. Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi công dân Việt Nam cư trú cuối cùng trước khi xuất cảnh xác nhận về tình trạng hôn nhân của đương sự trong thời gian trước khi xuất cảnh.
  2. Cơ quan đại diện Việt Nam nơi đương sự tạm trú từ 6 tháng trở lên trước khi đến nước tiếp nhận xác nhận về tình trạng hôn nhân của đương sự trong thời gian tạm trú tại nước đó.

“Tôi là công dân Việt Nam, muốn đăng ký kết hôn với vợ người Hàn Quốc, nhưng vì lý do công việc vợ tôi chưa sang Việt Nam được, vậy một mình tôi có thể đăng ký được không hay phải có đủ vợ chồng tôi?”

Cả hai bạn phải có mặt đầy đủ để thực hiện các quy trình đăng ký kết hôn, như: để ký tên, phỏng vấn và trao Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

“Chi phí để đăng ký kết hôn giữa người Việt Nam và người nước ngoài là bao nhiêu?”

Chi phí thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ước tính khoảng 2.200.000 VND (Hai triệu hai trăm nghìn đồng). 

Bao gồm:

  1. Lệ phí đăng ký kết hôn, và
  2. Chi phí kiểm tra sức khỏe.

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.