04 điểm khác biệt giữa lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư

Ngày đăng: Thứ Năm, 17/07/25 Người đăng: Admin

Khái niệm lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư

Hiện nay, pháp luật đấu thầu hiện hành chưa quy định một cách cụ thể và thành văn về khái niệm “lựa chọn nhà thầu” và “lựa chọn nhà đầu tư”. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn và theo cách hiểu thông thường, hai quá trình này có thể được hiểu là quá trình tổ chức thực hiện một chuỗi các hoạt động nhằm tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các ứng viên đáp ứng yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu.

Các tiêu chí đánh giá trong quá trình lựa chọn nhà thầu/nhà đầu tư bao gồm nhưng không giới hạn bởi:

Bên cạnh đó, trên thực tế áp dụng, không ít trường hợp ghi nhận sự nhầm lẫn về mặt khái niệm giữa “nhà đầu tư” và “chủ đầu tư”, điều này có thể dẫn đến cách hiểu sai lệch về vai trò, quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể liên quan.

Xuất phát từ những tồn tại nêu trên, bài viết này được thực hiện nhằm làm rõ và hệ thống hóa các vấn đề có liên quan đến quy trình lựa chọn nhà thầu và quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Lựa chọn nhà thầu

Khái niệm nhà thầu

Đối tượng của hoạt động lựa chọn nhà thầu là các tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn.[1]

Theo đó, nhà thầu được hiểu là các cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hoạt động thuộc các phạm vi như:

04 điểm khác biệt giữa lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư_Các hoạt động khi thực hiện gói thầu

Các hoạt động khi thực hiện gói thầu

Các hoạt động này được gọi chung là các hoạt động thực hiện gói thầu theo quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành[2].

Trường hợp thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà thầu

Trường hợp 1: Lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp đối với các loại dự án như:

  • Dự án đầu tư phát triển sử dụng vốn nhà nước của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Dự án đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;
  • Dự án đầu tư phát triển không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có sử dụng vốn nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án;
  • Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập;
  • Mua sắm sử dụng vốn nhà nước nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
  • Mua hàng dự trữ quốc gia sử dụng vốn nhà nước;
  • Mua thuốc, vật tư y tế sử dụng vốn nhà nước; nguồn quỹ bảo hiểm y tế, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và nguồn thu hợp pháp khác của cơ sở y tế công lập.

Trường hợp 2: Lựa chọn nhà thầu thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam mà dự án đó sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án.

Tiêu chí đánh giá

Xuất phát từ vai trò của nhà thầu trong hoạt động thực hiện gói thầu, các nhà thầu tham gia đấu thầu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

04 điểm khác biệt giữa lựa chọn nhà thầu và lựa chọn nhà đầu tư_Tiêu chí đánh giá nhà thầu

Tiêu chí đánh giá nhà thầu

Lựa chọn nhà đầu tư

Khái niệm nhà đầu tư

Đối tượng của hoạt động lựa chọn nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư độc lập hoặc nhà đầu tư liên danh.[3]

Theo đó, có thể hiểu rằng, nhà đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi[4].

Ngoài ra, khái niệm nhà đầu tư còn được nhắc đến và làm rõ theo quy định của pháp luật về đầu tư, theo đó nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.[5]

Phân biệt giữa “nhà đầu tư” và “chủ đầu tư”

Phân biệt Nhà đầu tư và chủ đầu tư

Trong thực tiễn, khái niệm “nhà đầu tư” thường bị nhầm lẫn với “chủ đầu tư”, mặc dù đây là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt về mặt bản chất pháp lý.

Theo đó, “nhà đầu tư” là bên thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, thường trong khuôn khổ các dự án đối tác công tư, với mục tiêu sinh lợi. Trong khi đó, “chủ đầu tư” là khái niệm dùng để chỉ cơ quan, tổ chức sở hữu vốn, vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, quản lý quá trình thực hiện dự án; đơn vị sử dụng ngân sách; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm ngoài ngân sách nhà nước; đơn vị mua sắm tập trung.

Cụ thể hơn, “chủ đầu tư” có thể là (i) cơ quan/đơn vị sử dụng ngân sách; (ii) đơn vị được giao dự toán mua sắm ngoài ngân sách; hoặc (iii) đơn vị thực hiện mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật.

Trường hợp thực hiện hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư

Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ được áp dụng trong một số trường hợp sau:

Trường hợp 1: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP;

Trường hợp 2: Dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh;

Trường hợp 3: Dự án không thuộc Trường hợp 1 và Trường hợp 2 nêu trên nhưng phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về xã hội hóa.

Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 66, Nghị định 115/2024/NĐ-CP, việc sửa đổi khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 23/2024/NĐ-CP đã làm rõ hơn phạm vi áp dụng của cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư ngay cả với các dự án không sử dụng đất hoặc không thuộc trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Cụ thể, có ba nhóm dự án đặc thù vẫn phải thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, bất kể không có yếu tố sử dụng đất:

Nhóm thứ nhất: các dự án kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế theo quy định của pháp luật về kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế;

Nhóm thứ hai: các dự án nạo vét kết hợp thu hồi sản phẩm đối với kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật về giao thông hàng hải và đường thủy nội địa;

Nhóm thứ ba: các dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu khi có từ 02 nhà đầu tư trở lên quan tâm cùng đăng ký thực hiện, gồm: dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa.

Việc sửa đổi này cho thấy xu hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật đấu thầu đối với các dự án sử dụng nguồn lực công, kể cả khi không trực tiếp sử dụng đất, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và tính minh bạch trong lựa chọn nhà đầu tư.

Tiêu chí đánh giá

Xuất phát từ vai trò của nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư kinh doanh, các nhà đầu tư tham gia đấu thầu sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

Tiêu chí đánh giá nhà đầu tư

Kết luận

Tựu trung, hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà thầu và hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ khác biệt cơ bản ở các đặc điểm sau:

Liên hệ

Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH CNC Việt Nam

Địa chỉ:        The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường Bình Trưng, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại:     028 6276 9900

Hotline:          0916 545 618

Email:            contact@cnccounsel.com

Website:        cnccounsel

Phụ trách

Luật sư Trần Phạm Hoàng Tùng Trần Phạm Hoàng Tùng | Cộng sự cấp cao

Điện thoại: (84) 901 334 192

Email: tung.tran@cnccounsel.com

Huỳnh Lê Thảo Trang | Cộng sự sơ cấp

Điện thoại: (84) 28 6276-9900

Email: Trang.huynh@cnccounsel.com

[1] Khoản 26 Điều 4 Luật đấu thầu 2023

[2] Điều 1 Luật đấu thầu 2023

[3] Khoản 25 Điều 4 Luật đấu thầu 2023

[4] Điều 1 Luật đấu thầu 2023

[5] Khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2020

Miễn trừ:

Bản tin này được chuẩn bị hoặc được sử dụng vì mục đích giới thiệu hoặc cập nhật cho khách hàng những thông tin về những vấn đề và/hoặc sự phát triển các quan điểm pháp lý tại Việt Nam. Các thông tin được trình bày tại bản tin này không tạo thành ý kiến tư vấn thuộc bất kỳ loại nào và có thể được thay đổi mà không cần phải thông báo trước.

Content Protection by DMCA.com

Để lại một bình luận

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.